Thứ Sáu, 24/01/2014 14:06

Xuất khẩu thủ công mỹ nghệ: Khó bởi tâm lý ăn xổi

Với 1,5 tỷ USD giá trị, năm 2013 ngành thủ công mỹ nghệ tiếp tục ghi tên vào nhóm ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu nhìn xuyên suốt trong 3 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ chỉ dao động từ 6-8%/năm, bằng một nửa so với những năm trước.

Thiết kế mẫu mã vẫn là điểm yếu của ngành thủ công mỹ nghệ

Theo lý giải của ông Vũ Hy Thiều, thành viên Ban cố vấn Hiệp hội làng nghề Việt Nam: Sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam hầu hết thiên về số lượng, các doanh nghiệp trong ngành vẫn chưa thoát khỏi tâm lý ăn xổi, chấp nhận làm hàng giá rẻ và không có sự đầu tư đúng mức cho khâu thiết kế do đó, giá trị sản phẩm không cao.

Trên thực tế, hầu hết mẫu mã của sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu hiện nay đều do nghệ nhân của các làng nghề sáng tạo ra, chậm thay đổi, được “nhào nặn” và sử dụng trong nhiều năm. Trong khi đó, các nghệ nhân sáng tạo mẫu theo bản năng, cảm hứng, họ không được đào tạo về kỹ năng thiết kế, không có kiến thức về thị trường…, chính vì thế tính thời sự và ứng dụng của mẫu mã sản phẩm không cao.

Bản thân các doanh nghiệp trong ngành đã nhận ra “tác hại” của việc tái sử dụng nhiều lần mẫu sản phẩm cũ, tuy nhiên, lý do phổ biến được các doanh nghiệp đưa ra giải thích cho việc “biết nhưng không thay đổi” là do không đủ lực để đầu tư cho thiết kế, cho nghiên cứu thị trường. Ông Nguyễn Văn May, Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu Phú Tuấn (Lưu Thượng, Phú Xuyên, Hà Nội)- cho biết: Công ty sản xuất hàng trăm mẫu hàng mỗi năm nhưng chủ yếu vẫn là lẵng hoa, giỏ đựng rác, khay, đĩa…những sản phẩm này có ưu điểm dễ sản xuất, dễ tiêu thụ nhưng giá trị không cao. “Chúng tôi cũng muốn chuyển sang sản xuất những mặt hàng mới, có giá trị cao hơn nhưng chi phí để duy trì một đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp quả thực quá sức của doanh nghiệp…”- ông May cho hay.

Hàng thủ công mỹ nghệ vốn là mặt hàng mặt hàng đặc biệt, việc tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ ngày nay chủ yếu về mặt văn hóa vì vậy thiết kế là yếu tố sống còn. Hơn nữa, thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thế giới hiện đã bước qua giai đoạn cạnh tranh bằng giá cả, chất lượng sản phẩm và chuyển sang cạnh tranh bằng sự khác biệt. Và như lời ông Lê Bá Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam: “Các doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam làm thế nào có thể cạnh tranh bằng sự khác biệt nếu không đầu tư cho thiết kế ”.

Dẫu biết phát triển thiết kế sản phẩm không phải là vấn đề đơn giản, đòi hỏi sự đầu tư lớn cả về thời gian, tài chính của doanh nghiệp. Thế nhưng, nếu không có sự đầu tư cần thiết thì sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sẽ mãi đi sau, mãi là hàng giá rẻ. Việc hợp tác với các nhà thiết kế, trung tâm thiết kế chuyên nghiệp để có được những mẫu sản phẩm mới, đúng xu hướng thị trường có lẽ là giải pháp hữu hiệu cho những doanh nghiệp nhỏ, chưa đủ sức đầu tư cho cả một đội ngũ thiết kế riêng.

Việt Nga

công thương

Các tin tức khác

>   Hoãn điện hạt nhân, chưa lo thiếu điện (24/01/2014)

>   Xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may không đáng kể (24/01/2014)

>   Doanh nghiệp phải xin phép khi tự in hóa đơn (24/01/2014)

>   Cá tra Việt Nam được xuất khẩu trở lại Ukraina (24/01/2014)

>   Các Bộ đồng ý đề xuất NK đường sản xuất từ Lào của Hoàng Anh Gia Lai (23/01/2014)

>   Xu hướng kinh doanh 2014 (23/01/2014)

>   Minh bạch thông tin ở đâu? (23/01/2014)

>   Bên ngoài hồng, bên trong lại xám (23/01/2014)

>   Khách hàng tố Vietpay lừa đảo (23/01/2014)

>   Ôtô 2014: Cầu tứ bề đừng mơ giảm giá (23/01/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật