Thứ Năm, 05/12/2013 10:29

Vốn 'vàng' cho sản xuất

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam nằm trong 10 nước nhận lượng kiều hối lớn nhất thế giới với khoảng 11 tỉ USD trong năm nay. Con số này ngang bằng số tiền giải ngân từ các dự án thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); lớn hơn hẳn vốn vay ODA...

Kiều hối đã và tiếp tục là nguồn vốn quan trọng trong việc phát triển kinh tế trong nước.

Điều đáng mừng là kiều hối đã tăng cả về lượng và chất. Về lượng, giá trị kiều hối tăng theo mỗi năm, ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay.

Cụ thể, năm 2010 kiều hối chuyển về khoảng 8,4 tỉ USD thì sang năm 2011 tăng lên trên 9 tỉ USD, năm 2012 là 10 tỉ USD và dự báo năm nay khoảng 11 tỉ USD. Về chất, cơ cấu kiều hối đã có sự thay đổi khá lớn. Tỷ trọng kiều hối gia đình (do người Việt ở nước ngoài gửi về cho thân nhân trong nước) giảm dần và kiều hối từ lao động VN ở nước ngoài tăng lên. Đặc biệt, sự dịch chuyển trong việc sử dụng dòng kiều hối trong nước ngày càng theo xu hướng tích cực hơn. Nếu trước đây, hơn 70% lượng kiều hối được dùng cho tiêu dùng thì sau đó, kiều hối đã chuyển sang các kênh đầu tư, làm ăn. Nếu như trước đây, kiều hối đổ nhiều vào chứng khoán, vàng, bất động sản... thì trong một đánh giá mới nhất về hướng đi của dòng tiền này, NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết, kiều hối 10 tháng năm 2013 đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ vào sản xuất kinh doanh với tỷ lệ lên tới 69% trong tổng giá trị kiều hối trên địa bàn; bất động sản chỉ chiếm 21% và 10% còn lại là quà cho người thân.

Đây là một tín hiệu rất đáng mừng bởi dù là xương sống của nền kinh tế nhưng mấy năm nay, khu vực sản xuất luôn rơi vào tình trạng đói vốn. Chính phủ cũng đã và đang triển khai nhiều giải pháp "nắn dòng" tín dụng nhưng chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, sự dịch chuyển này không chỉ có tác dụng khơi thông, tiếp sức mà thực sự trở thành vốn "vàng" cho sản xuất khi tín dụng vào đây vẫn bị nghẽn bởi "cục máu đông" nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.

Với đóng góp tương đương 10% GDP, kiều hối nhiều năm nay bổ sung và hỗ trợ một nguồn ngoại tệ ổn định cho VN trước sự bấp bênh của ODA và FDI. Thực tế cũng cho thấy, trong khi thu hút FDI bị tác động rất lớn bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì kiều hối vẫn tăng. Đó là nhờ chính sách khá thông thoáng, thuận lợi đối với dòng vốn này như cho phép người nhận kiều hối trực tiếp bằng đồng ngoại tệ, không bắt buộc phải chuyển đổi ngay ra đồng nội tệ, không bắt buộc phải bán ngay cho ngân hàng thương mại, lãi suất tiền đồng trong nước cao hơn lãi suất đồng ngoại tệ... Tuy nhiên, để hấp dẫn hơn nữa dòng vốn này, theo các chuyên gia, phí gửi tiền trong kênh chính thức cần được cạnh tranh hơn nữa, nhà nước cũng cần các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện cho kiều bào đầu tư trong nước. Có như vậy, thu hút kiều hối sẽ tăng trưởng ổn định và tiếp tục góp phần phát triển bền vững kinh tế trong nước.

Nguyên Khanh

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Đề xuất điều chỉnh GDP 2014-2015 tăng 10,6-11,9% (05/12/2013)

>   Chống lạm phát thành công là do sức mua kiệt quệ (04/12/2013)

>   “Phù phiếm” như... GDP? (04/12/2013)

>   Áp lực từ CPI tăng thấp (04/12/2013)

>   Kinh tế vĩ mô vẫn chưa đến đích (04/12/2013)

>   Xuất khẩu 2013: Sẽ vượt mục tiêu (03/12/2013)

>   PMI tháng 11 giảm còn 50,3 điểm (03/12/2013)

>   “Đừng bú sữa mẹ mãi!” (03/12/2013)

>   Chính phủ: “Nền kinh tế đã bắt đầu khởi sắc” (02/12/2013)

>   WB: Tăng trưởng GDP là "điểm sáng" của kinh tế Việt Nam (02/12/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật