Thứ Tư, 04/12/2013 21:52

Chống lạm phát thành công là do sức mua kiệt quệ

Tốc độ lạm phát năm nay đã chậm lại ở mức thứ 2 trong vòng 10 năm nay, chỉ sau năm 2009, là do sức mua của nền kinh tế đã trở nên kiệt quệ, một báo cáo của Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia nhận định.

Sức mua của người dân chậm cải thiện là nguyên nhân chính làm lạm phát giảm. Ảnh TL SGT Online.

Bản báo cáo hàng tháng của uỷ ban nay cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng chậm lại, ở mức 0,34% so với tháng 10, tăng 5,5% so với tháng 12-2012 và tăng 5,78% so với cùng kỳ năm 2012.

Như vậy, tốc độ lạm phát (so với cùng kỳ) trong tháng 11-2013 đã chậm lại ở mức thấp thứ 2 kể từ năm 2003 trở lại đây (chỉ sau năm 2009).

Dự báo CPI tháng 12 tăng ở mức khoảng 0,5-0,7%, làm tốc độ tăng bình quân tháng trong quí 4-2013 nhiều nhất chỉ ở mức 0,5%, là mức rất thấp kể từ 10 năm trở lại đây, thấp hơn cả năm 2012 và năm 2009, năm có tỷ lệ lạm phát thấp.

Uỷ ban cho rằng, lạm phát sẽ không quá 6,3% trong năm nay.

Thành công trong kiềm chế lạm phát, Uỷ ban giải thích, chủ yếu là do tổng cầu của nền kinh tế vẫn còn yếu, khiến cho mức tăng giá của các tháng cuối năm nay tăng thấp, trái với thông lệ thường thấy trong 10 năm gần đây.

"Sức mua của người dân chậm cải thiện, thể hiện qua mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng cũng như vận chuyển hàng hóa tăng chậm hơn cùng kì năm trước", báo cáo nhận xét, và cho biết, tính chung 11 tháng, mức bán lẻ hóa và dịch vụ tiêu dùng loại trừ yếu tố giá tăng 5,54% (cùng ký tăng 6,4%), vận chuyển hàng hóa tăng 4,7% (cùng kỳ tăng 9,4%).

Nhận xét của Uỷ ban tương đồng với đánh giá của Ngân hàng Thế giới gần đây rằng, chi tiêu hộ gia đình ở Việt Nam đã giảm mạnh khi chỉ tăng 5,1% trong giai đoạn 2009-2012 so với mức 8,9% của 4 năm trước đó.

Ủy ban cho biết, nền kinh tế vẫn còn khó khăn: sản xuất và doanh nghiệp vẫn chưa hết khó khăn. Mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cả năm 2013 dự kiến chỉ bằng năm 2012 (5,8%) và vẫn thấp hơn so với các năm 2011 và 2010.

Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động vẫn tăng so với cùng kỳ (11 tháng tăng 8,4%) và tổng số vốn đăng ký thành lập mới của doanh nghiệp vẫn giảm (11 tháng giảm 15,4%). Trong hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp trong nước tăng trưởng thấp hơn nhiều (tăng 3,6%) so với khu vực FDI (23,5%)

Tín dụng cho nền kinh tế tăng chậm trong bối cảnh tổng cầu thấp. Tính đến 31-10, tăng trưởng tín dụng nền kinh tế mới đạt 7,18%, mới đạt xấp xỉ 60% kế hoạch cả năm. Tín dụng cho xuất khẩu tăng thấp và tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng âm.

Thu ngân sách thấp hơn kế hoạch. Lũy kế đến tháng 11 thu ngân sách ước đạt 701.760 tỉ đồng, cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng mới đạt 86% dự toán. Theo kế hoạch, lũy kế đến tháng 11-2013, thu ngân sách cần đạt khoảng 92% dự toán.

Dự kiến cả năm 2013, thu ngân sách đạt 97% dự toán năm; đưa mức bội chi ngân sách lên mức 5,3% GDP, cao hơn 0,5% GDP so với kế hoạch. Điều này đã ảnh hưởng đến cân đối ngân sách trung hạn.

Tư Hoàng

Thời báo kinh tế sài gòn

Các tin tức khác

>   “Phù phiếm” như... GDP? (04/12/2013)

>   Áp lực từ CPI tăng thấp (04/12/2013)

>   Kinh tế vĩ mô vẫn chưa đến đích (04/12/2013)

>   Xuất khẩu 2013: Sẽ vượt mục tiêu (03/12/2013)

>   PMI tháng 11 giảm còn 50,3 điểm (03/12/2013)

>   “Đừng bú sữa mẹ mãi!” (03/12/2013)

>   Chính phủ: “Nền kinh tế đã bắt đầu khởi sắc” (02/12/2013)

>   WB: Tăng trưởng GDP là "điểm sáng" của kinh tế Việt Nam (02/12/2013)

>   HSBC: Kinh tế Việt Nam “nguy cơ đi ngang nhiều năm” (02/12/2013)

>   2013: Hà Nội tăng trưởng kinh tế 8,25% (02/12/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật