Thứ Tư, 11/12/2013 15:03

Sức hút đầu tư của công nghiệp hỗ trợ

Cũng theo khảo sát NĐT năm 2012 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện, yếu tố quan trọng nhất khi DN nước ngoài lựa chọn thị trường đầu tư là giá cả nguyên liệu. Đa số DN cho biết, lý do khiến NĐT hủy hoặc từ chối mua nguyên liệu, linh phụ kiện, chủ yếu là bởi chất lượng không đảm bảo.

Công ty TNHH Samsumg Electronics Việt Nam (SEV) được nhắc tên nhiều lần trong suốt năm qua nhờ vị trí là một trong những dự án FDI lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, còn một thành tích khác nổi trội không kém mà SEV đã thực hiện được qua quá trình đầu tư tại Việt Nam, đó là thu hút tới 78 nhà cung cấp linh phụ kiện Hàn Quốc đầu tư vào Bắc Ninh và Bắc Giang, tại chính các khu công nghiệp DN này đang “đóng quân”.

Trong kế hoạch thu hút đầu tư và tạo hiệu ứng lan tỏa trong thời gian tới, SEV dự tính sẽ kéo theo khoảng 200 nhà cung cấp, với một nửa trong số đó là các DN trong nước. Ông Đinh Mạnh Hùng, Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ DNNVV, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ví SEV như là “ong chúa” trong thu hút đầu tư. Ông nhấn mạnh, để thu hút nguồn lực vào các khu công nghiệp, bên cạnh các cơ chế ưu đãi đầu tư, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng quan trọng không kém.

Ngay trong khu vực ASEAN, Thái Lan luôn được coi là tấm gương điển hình về việc phát triển công nghiệp hỗ trợ và thu hút FDI cho đất nước. Năm 1971, Thái Lan xúc tiến sản xuất nội địa và tới năm 1975 đã đạt tỷ lệ nội địa hóa là 25%. Hiện thế giới có 14 hãng lắp ráp ô tô, Thái Lan có 2 hãng.

Sở dĩ Thái Lan thu hút đầu tư FDI thành công, theo ông Đinh Mạnh Hùng, là bởi chi phí thu mua linh kiện của các DN tại nước này khá cạnh tranh. Khi so sánh với Việt Nam, ông Hùng cho biết, giá nhân công tại Thái Lan cao gấp đôi Việt Nam, các chi phí khác giữa 2 nước là ngang nhau, song chi phí mua linh kiện tại nước bạn lại thấp hơn một nửa. Trong khi đó, linh phụ kiện chiếm khoảng 90% giá thành sản phẩm. Vì vậy, chi phí sản xuất ở Việt Nam đang cao hơn tương đối so với Thái Lan.

Cũng theo khảo sát NĐT năm 2012 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện, yếu tố quan trọng nhất khi DN nước ngoài lựa chọn thị trường đầu tư là giá cả nguyên liệu. Đa số DN cho biết, lý do khiến NĐT hủy hoặc từ chối mua nguyên liệu, linh phụ kiện, chủ yếu là bởi chất lượng không đảm bảo.

Mức giá mua linh kiện cạnh tranh tạo nên sức hấp dẫn vượt trội của môi trường đầu tư Thái Lan, một lần nữa đã cho thấy giá nhân công thấp không hẳn sẽ tạo lợi thế vượt trội. Trong khi, yếu tố này vẫn thường xuyên được coi là lợi thế của Việt Nam trong thu hút đầu tư, đặc biệt tại các khu công nghiệp.

Ở Thái Lan, 51% nhà sản xuất linh phụ kiện đến từ Nhật Bản, 5% DN nước ngoài khác, còn lại là DN nội địa có khả năng cung ứng sản phẩm khá hoàn thiện. Trong khi thực tế Việt Nam hiện rất khác, với 40% nhà nhập khẩu và cung cấp linh phụ kiện từ Nhật Bản, 13% từ các quốc gia ASEAN, 11% từ Trung Quốc, DN trong nước chỉ đáp ứng được tỷ lệ nội địa hóa khoảng 27%, theo đánh giá của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO).

Ông Kenji Koga, Giám đốc bộ phận nghiên cứu của JETRO đánh giá, tỷ lệ cung ứng nội địa của Việt Nam còn thấp nhưng đang có chiều hướng tăng cao. Qua khảo sát hồi đầu năm của tổ chức này, 60% DN Nhật Bản trong các lĩnh vực như sản xuất thiết bị văn phòng, công cụ công nghiệp, linh kiện khuôn mẫu, điện gia dụng… đã nhìn thấy sự phát triển, mở rộng của các nhà cung cấp trong nước. Không chỉ trình độ sản xuất, gia công đã có cải thiện, số lượng DN trong các lĩnh vực này cũng đang có xu hướng tăng cao.

Tuy nhiên, so với tỷ lệ nội địa hóa cần thiết để thu hút các nhà sản xuất lớn vào đầu tư tại các khu công nghiệp, ông Kenji Koga cho rằng, Việt Nam cần làm nổi bật hơn nữa khả năng thu hút các nhà cung cấp linh kiện, đưa ra DN mục tiêu để tạo sức hấp dẫn với các nhà cung cấp.

Khanh Đoàn

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Cá nhân, tập thể gây ra nợ không có khả năng thu hồi sẽ phải bồi thường (11/12/2013)

>   Phở 24 và những vụ chuyển nhượng nghi trốn thuế (11/12/2013)

>   Lazada.vn được bơm thêm vốn để thâu tóm thị trường TMĐT Việt Nam (11/12/2013)

>   Năm 2014: Cung cầu điện sẽ được đảm bảo (11/12/2013)

>   Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu (10/12/2013)

>   Đàm phán TPP một lần nữa lỗi hẹn (10/12/2013)

>   Đừng để nhà đầu tư nản lòng (10/12/2013)

>   Doanh nghiệp lên kế hoạch: “Vừa tấn công, vừa phòng thủ” (10/12/2013)

>   Cà phê VN hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài (10/12/2013)

>   Giật mình với nhập siêu từ Trung Quốc: Nhanh, nhiều, rẻ (10/12/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật