Thứ Năm, 07/11/2013 14:27

Khổ vì thuế

Tình trạng ngày càng nhiều DN sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để chiếm đoạt tiền thuế đang khiến ngành thuế cũng như Bộ Tài chính phải tìm đến những giải pháp quyết liệt hơn. Song vẫn còn đó những băn khoăn của DN trước một vài giải pháp được cho là thiếu hợp lý.

Xếp hàng mua hóa đơn!

Thời điểm cách đây gần 3 năm, khi Nghị định 51 của Chính phủ về việc cho phép DN được tự in hóa đơn có hiệu lực, hầu hết DN đều cho rằng đó là bước đột phá của ngành thuế. Bởi nhờ vậy DN không còn phải chịu cảnh mất thời gian chờ đợi ở cơ quan thuế để mua hóa đơn, đóng dấu…

Song gần đây, nhiều DN tỏ ra lo lắng trước đề xuất phân loại DN được tự in hóa đơn và DN phải quay lại thời kỳ xếp hàng mua hóa đơn mà Bộ Tài chính đang trình Chính phủ. Theo đó, các DN có vốn điều lệ dưới 15 tỷ đồng phải đến cơ quan thuế mua hóa đơn trong năm đầu tiên đi vào hoạt động và sau đó sẽ được xem xét có được tự in hóa đơn hay không.

Cái gì đã rõ giải quyết ngay cho DN, cái gì chưa rõ mời DN đến giải quyết. Cái gì không giải quyết được, liên quan đến pháp luật, vướng cơ chế chính sách mà việc đó cần thiết kiến nghị Nhà nước. Cái gì DN hiểu chưa đúng, cơ quan thuế, cơ quan hải quan phải giải thích cho DN.

Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Thứ trưởng Bộ Tài chính

Vì sao có đề xuất này? Theo lý giải của Tổng Cục thuế, sau 3 năm thực hiện Nghị định 51, số lượng DN gian lận thuế đang có chiều hướng gia tăng thông qua việc thành lập DN mới để mua bán hóa đơn, chiếm đoạt tiền thuế. Song việc đưa ra đề xuất phân loại DN như trên đang bị nhiều ý kiến đánh giá đó là bước đi giật lùi của ngành thuế.

Đại diện Công ty Bao bì Liskin chia sẻ: “DN như cá nằm trên thớt, nhân viên thuế nói cái gì cũng không dám cãi”. Nhiều chuyên gia nhận định để hạn chế tình trạng gian lận thuế, cơ quan chức năng phải có biện pháp mạnh tay để ngăn chặn chứ không phải quản lý không được lại siết ngược lại như thế.

Theo thống kê, hiện số lượng DN có vốn điều lệ dưới 15 tỷ đồng chiếm khoảng hơn 60% tổng số DNNVV. Như vậy nếu áp dụng mua hóa đơn hẳn sẽ có bất công cho các DN làm ăn chân chính.

Theo chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, nhiệm vụ trong 2 tháng cuối năm 2013 của ngành thuế bao gồm 3 việc chính như sau.

Thứ nhất, tập trung giải quyết nợ đọng thuế. Phân loại DN, loại nào phá sản, bỏ trốn, loại nào khó khăn quá chậm nộp, loại nào có khả năng thu thì phải cương quyết thu.

Thứ hai, tăng cường thanh tra, kiểm tra, trong đó có việc chống chuyển giá của khu vực FDI. Thứ ba, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý vi phạm kịp thời với tình trạng lợi dụng lập DN, mua bán hóa đơn hoàn thuế chiếm đoạt tiền của Nhà nước.

Ông Tuấn cũng cho biết thêm, thời gian qua ngành thuế đã tập trung thanh tra ở 12 địa phương có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng của DN. Đã thu hồi được 180 tỷ đồng tiền hoàn thuế, chuyển 32 DN sang cơ quan điều tra, cơ quan an ninh kinh tế.

Băn khoăn hoàn thuế

Bên cạnh những lo lắng của DN trước đề xuất nói trên, còn khá nhiều vướng mắc của các DN với ngành thuế và hải quan đã được nêu ra tại buổi đối thoại với Bộ Tài chính diễn ra mới đây ở TPHCM. Và một trong những vấn đề nhiều DN cùng quan tâm là việc hoàn thuế nhằm hỗ trợ DN trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay.

Đại diện Công ty Duy Anh, chuyên kinh doanh thời trang và mỹ phẩm, chia sẻ số thuế công ty đóng hàng năm khoảng 100 tỷ đồng, thời gian qua công ty xin hoàn thuế giá trị gia tăng 25 tỷ đồng nhưng sau 2 lần kiểm tra, cơ quan thuế lại ra quyết định không được hoàn thuế do hàng tồn kho quá nhiều.

Cũng liên quan đến vấn đề hoàn thuế, ông Nguyễn Việt Hùng, Công ty Minh Luân, đơn vị chuyên nhập khẩu máy nông nghiệp từ Nhật Bản về sau đó tân trang xuất sang một số thị trường, bức xúc trước khi nhập hàng về công ty có gửi công văn xin hướng dẫn của Hải quan và được Cục giám sát và Quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) trả lời là hàng hóa thuộc loại hình tạm nhập, tái xuất và loại hình này thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng.

Tuy nhiên, sau đó Cục xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan) lại cho rằng DN không thuộc diện được hoàn thuế, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu của công ty. Trước những thắc mắc này của các DN, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã kịp thời có câu trả lời. Và cả 2 DN đều được hoàn thuế.

Có khá nhiều DN chia sẻ câu chuyện khi gặp vướng mắc, DN có gửi công văn lên các cơ quan liên quan nhưng không biết vì lý do gì công văn cứ đi lòng vòng, trong khi vấn đề của DN lại không được giải quyết. Năm nào cũng thế, tại mỗi cuộc đối thoại của Bộ Tài chính với DN luôn có rất nhiều băn khoăn của DN nêu ra.

Phải chăng trước đó, khi làm việc với nhân viên thuế, hải quan, DN chưa thực sự tìm được sự sẻ chia, hướng dẫn? Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết ngành thuế phải tổ chức đối thoại với DN ở 63 cục thuế cả nước và tuần tới TPHCM còn tổ chức tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế.

Đức Mạnh

Sài gòn đầu tư

Các tin tức khác

>   Thu ngân sách nhà nước đã đạt 75,8% dự toán (07/11/2013)

>   Doanh nghiệp sợ... thuế (06/11/2013)

>   Bô xít Tây Nguyên thoát nộp 100 tỷ đồng thuế (03/11/2013)

>   Bộ trưởng Bộ Tài chính: "Sẽ siết kỷ luật thuế để bớt hụt thu" (03/11/2013)

>   Nợ đọng thuế khó xử lý vì DN... chết, mất tích (02/11/2013)

>   'Đẻ' nhiều ghế, ngân sách nào chịu nổi? (02/11/2013)

>   Doanh nghiệp “họ” Sông Đà "án ngữ" tốp đầu nợ thuế (01/11/2013)

>   Thuế và hải quan được doanh nghiệp hối lộ nhiều nhất (01/11/2013)

>   Doanh nghiệp “họ” Sông Đà "án ngữ" tốp đầu nợ thuế (01/11/2013)

>   'Không thể chi tiền thật dựa trên con số ảo' (01/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật