Thứ Sáu, 01/11/2013 08:31

Thuế và hải quan được doanh nghiệp hối lộ nhiều nhất

63% doanh nghiệp trả các khoản phí không chính thức nhằm tạo ra cơ chế ngầm để được giải quyết công việc nhanh chóng hơn.

Đó là thông tin được đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra tại hội thảo trước đối thoại về Phòng, Chống tham nhũng (PCTN) lần thứ 12 với nội dung “Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp (DN), hướng tới thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh tại Việt Nam” do Thanh tra Chính phủ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đồng tổ chức ngày 31-10 tại Hà Nội.

Bà Trần Thị Lan Hương, đại diện WB, cho biết theo khảo sát, tham nhũng là một trong ba vấn đề bức xúc nhất cùng với thu nhập và giá cả sinh hoạt theo quan điểm của cán bộ công chức, DN và người dân. Cũng theo kết quả này, thuế, hải quan và cơ quan quản lý chuyên ngành đứng đầu về mức độ gây khó dễ đối với DN. Đây cũng là những ngành mà DN đưa hối lộ nhiều nhất. Đáng chú ý, chính DN cũng là tác nhân tham gia vào vòng luẩn quẩn đưa và nhận hối lộ. 75% DN cho biết họ hối lộ dù không bị gợi ý. 63% DN trả các khoản phí không chính thức nhằm tạo ra cơ chế ngầm để được giải quyết công việc nhanh chóng hơn. 63% DN cho rằng công chức cố tình kéo dài thời gian xử lý và 22% công chức khác cố tình gây chậm trễ để đòi hối lộ. Khảo sát cũng cho thấy, các DN hối lộ thì kinh doanh sẽ kém hiệu quả hơn và ngược lại.

Có mặt tại hội thảo, bà Lê Hồng Hải, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục thuế, cho biết ngành thuế đang làm rất quyết liệt để có thể ngăn chặn, đẩy lùi những tiêu cực mà báo chí, các cơ quan và DN lên tiếng trong thời gian qua. Tương tự, theo ông Nguyễn Dương Thái, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Hải quan, ngành này đang thực hiện tối đa hóa hệ thống hải quan điện tử và thông quan điện tử theo hướng hạn chế tối đa sự tiếp xúc giữa cán bộ hải quan và DN. Nếu DN nào vẫn quen tiếp xúc theo “kiểu cũ”, đó là lỗi của DN.

Tham dự hội thảo, ông Mai Phan Lợi, Trưởng Văn phòng đại diện báo Pháp Luật TP.HCM tại Hà Nội, cho rằng ngoài sự nỗ lực của DN để loại bỏ tham nhũng thì cơ quan công quyền cũng cần có sự ràng buộc trong xử lý cá nhân, tập thể vi phạm của ngành mình. “Có rất nhiều vụ việc liên quan đến cán bộ thuế nhũng nhiễu, vòi vĩnh DN và người nộp thuế được phản ánh nhưng cơ quan quản lý xử lý được bao nhiêu vụ? Do đó, ngay bản thân cơ quan quản lý cũng cần thực hiện liêm chính trong công việc và ý thức được điều đó” - ông Lợi nhấn mạnh.

Trà Phương

Pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp “họ” Sông Đà "án ngữ" tốp đầu nợ thuế (01/11/2013)

>   'Không thể chi tiền thật dựa trên con số ảo' (01/11/2013)

>   Doanh nghiệp quan ngại vụ thuế chống phá giá inox (30/10/2013)

>   Doanh nghiệp héo mòn vì chính sách thuế bất nhất (30/10/2013)

>   Phó chủ nhiệm UBTCNS: Giám sát ngân sách “phần lớn là nghe báo cáo” (29/10/2013)

>   Sẽ tăng thuế nhập khẩu hơn 460 dòng thuế nhập khẩu (29/10/2013)

>   Phía sau những bản hợp đồng tiền tỉ (28/10/2013)

>   Bội chi ngân sách đến 15/10 là 146,66 nghìn tỷ đồng (27/10/2013)

>   Một cuộc kiểm tra, truy thu 10 ngàn tỷ tiền thuế (27/10/2013)

>   Hoàn thuế: Nhiều doanh nghiệp khốn đốn (26/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật