Thứ Năm, 21/11/2013 11:35

Doanh nghiệp da giày "chê" nguồn nguyên liệu trong nước

Công ty TNHH Da giày Liên Anh ở Bình Dương vừa thiệt hại 100 ngàn đô la Mỹ vì nhập phải lô da nguyên liệu kém chất lượng, nhưng công ty vẫn tiếp tục nhập da để sản xuất các đơn hàng giày xuất khẩu bởi nguồn da thuộc trong nước chất lượng quá kém.

“Phụ thuộc vào nguồn da nhập khẩu riết cũng mệt nên công ty đang lên kế hoạch mua hẳn một nhà thuộc da ở Đồng Nai, đầu tư công nghệ tốt, nhập da muối xử lý thành da phèn, sau đó thuộc ra da thành phẩm để phục vụ cho các đơn hàng của công ty”, bà Trương Thị Thúy Liên, Phó tổng giám đốc Công ty Liên Anh cho biết qua trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 20-11.

Theo bà Liên thì lâu nay nguồn da nguyên liệu được các nhà máy thuộc da trong nước chào bán thường là da bò thuộc có chất lượng thấp, mảnh da nhỏ, nhiều thẹo, nên khó đáp ứng các đơn hàng giày da xuất khẩu. Còn nhập khẩu từng lô da phèn về để thuộc thành phẩm thì rất khó kiểm soát chất lượng, phụ thuộc vào uy tín của đối tác nước ngoài.

Theo quyết định của UBND TPHCM, kề từ hôm nay (20-11), Công ty thuộc da Hào Dương ở huyện Nhà Bè, TPHCM bị đình chỉ hoạt động trong 6 tháng do gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Việc bị động nguồn nguyên liệu của của doanh nghiệp da giày trong nước không chỉ riêng của Công ty Liên Anh tại Bình Dương mà còn đối với nhiều doanh nghiệp da giày khác trên cả nước hiện nay, bởi nếu muốn có nguồn da chất lượng, doanh nghiệp da giày phải nhập từ Brazil, Ý, Mỹ nhưng giá da rất cao, kéo theo giá đơn hàng xuất khẩu tăng cao, khó tìm kiếm hợp đồng.

Theo ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso), hiện cả nước có khoảng trên 400 doanh nghiệp da giày đóng góp khá lớn vào kim ngạch xuất khẩu chung cả nước. Tuy nhiên, hiện nay ước tính nguồn cung của các nhà máy da thuộc trong nước chỉ đáp ứng 20-30% nhu cầu da nguyên liệu của doanh nghiệp da giày và đây chính là điều khó khăn, kéo dài nhiều năm qua đối với ngành da giày.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online hôm 20-11, ông Nguyễn Văn Khánh, Tổng thư ký Hội Da giày TPHCM cho biết sau vụ “bê bối” của Công ty thuộc da Hào Dương, nhiều doanh nghiệp thuộc da tại thành phố dần phân tán từ Tân Phú, Bình Chánh ... ra các địa phương khác.

Ông Khánh cho biết nhẩm đếm lại hiện nay tại thành phố chỉ còn khoảng 10 nhà máy thuộc da có đăng ký quy mô mỗi nhà máy khoảng 10 tấn da/ngày. Còn Công ty Hào Dương thuộc diện gia công, nhập da muối (da nguyên liệu) về thuộc thành da thành phẩm và xuất khẩu.

Ông Khánh cho biết hiện tại thành phố có khoảng 100 doanh nghiệp da giày. Trong đó do da nguyên liệu trong nước có chất lượng không cao nên đa phần các doanh nghiệp phải dùng da nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ về để sản xuất cho các đơn hàng giày da xuất khẩu.

Theo một thống kê của Bộ Công Thương, trước đây mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu 6 triệu mét vuông da thuộc. Phụ thuộc vào da nhập khẩu nên lâu nay doanh nghiệp da giày trong nước vẫn loay hoay với việc gia công.

Văn Nam

TBKTSG Online

Các tin tức khác

>   Petrolimex lãi lớn nhờ được ưu ái? (21/11/2013)

>   Vietnam Airlines huy động vốn thì phải tự trả nợ (21/11/2013)

>   Đồ gỗ cho không gian nhà Việt (21/11/2013)

>   Từ 20/12, sữa ngoại phải có chứng nhận chất lượng (21/11/2013)

>   Tìm cách tăng sản lượng dầu (21/11/2013)

>   Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt mức kỷ lục (20/11/2013)

>   Nên coi ôtô nội địa hóa từ 40% là xe chiến lược? (20/11/2013)

>   Điều kiện thành lập – giải thể Công ty TNHH MTV thuộc sở hữu Nhà nước (20/11/2013)

>   Doanh nghiệp tạm nhập tái xuất sẽ đóng cửa hàng loạt? (20/11/2013)

>   DN dệt may đau đầu vì nguyên liệu (20/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật