Thứ Tư, 20/11/2013 17:00

Điều kiện thành lập – giải thể Công ty TNHH MTV thuộc sở hữu Nhà nước

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 172/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức lại, giải thể Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (Sau đây gọi tắt là công ty TNHH MTV).

Theo đó, việc thành lập công ty TNHH MTV chỉ được xem xét khi đáp ứng đủ 4 điều kiện: Thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn được xem xét thành lập công ty TNHH MTV; Đảm bảo đủ vốn điều lệ theo quy định; Có hồ sơ hợp lệ và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Việc thành lập công ty TNHH MTV phù hợp với quy hoạch, chiến, lược phát triển ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế.

Nghị định cũng quy định rõ, công ty TNHH MTV khi thành lập phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng. Trường hợp kinh doanh những ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định thì vốn điều lệ của công ty TNHH MTV khi thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh đó.

Đối với công ty TNHH MTV hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực, địa bàn đặc thù hoặc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thì vốn điều lệ có thể thấp hơn mức quy định nếu có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Nghị định cũng quy định rõ những ngành, lĩnh vực, địa bàn được thành lập công ty TNHH MTV. Đặc biệt, công ty TNHH MTV được xem xét thành lập công ty con là công ty TNHH MTV để phát triển, nắm giữ các bí quyết kinh doanh, công nghệ phục vụ trực tiếp việc thực hiện các nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh chính của công ty mẹ.

Công ty TNHH MTV bị xem xét giải thể trong các trường hợp sau: Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký DN; Kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp và có số lỗ lũy kế bằng 3/4 vốn nhà nước tại công ty trở lên, nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản; Không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao trong thời gian 2 năm liên tiếp sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết; Việc tiếp tục duy trì công ty là không cần thiết.

Tuy nhiên, DN chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Việc giải thể công ty TNHH MTV phải phù hợp với Đề án tổng thể về sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trường hợp việc giải thể công ty TNHH MTV chưa được quy định tại Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN, cơ quan quyết định thành lập công ty TNHH MTV phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp tạm nhập tái xuất sẽ đóng cửa hàng loạt? (20/11/2013)

>   DN dệt may đau đầu vì nguyên liệu (20/11/2013)

>   Kiếm tiền triệu, đốt tiền tỷ (20/11/2013)

>   SBIC sẽ thay Vinashin từ ngày 1.1.2014 (20/11/2013)

>   Tái định hình thị trường hàng không (20/11/2013)

>   Nhập siêu từ Trung Quốc tăng 'phi mã' (20/11/2013)

>   Nhập siêu cả năm 2013 được dự báo ở mức 500 triệu USD (20/11/2013)

>   70% Smartphone trên thế giới của SamSung sản xuất tại VN (19/11/2013)

>   Nợ đọng xây dựng cơ bản đã giảm một nửa (19/11/2013)

>   SCIC được bật đèn xanh "cắt lỗ" (19/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật