Thứ Ba, 01/10/2013 22:33

Cơ hội xuất khẩu nông sản sang châu Âu

Trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA), nhiều sắc thuế dự kiến sẽ giảm về 0% và doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị cơ hội này để đẩy mạnh xuất khẩu sang châu Âu.

Các chuyên gia trong khối EFTA giới giới thiệu về hệ thống SPS

EFTA là một liên kết kinh tế không lớn nhưng đây là khối có nhiều hiệp định thương mại với liên minh châu Âu (EU), cho nên nhiều loại hàng hóa nếu đã vào được EFTA thì có thể di chuyển tự do giữa hai khối.

Đây là thông tin được đưa ra tại buổi hội thảo “Giới thiệu Hệ thống kiểm dịch động thực vật tại các nước EFTA” diễn ra ngày 1-10 tại Hà Nội.

Theo ông Trần Trung Thực, Vụ trưởng, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và khối EFTA, đây là một liên kết kinh tế không lớn nhưng có tính năng động, đặc biệt, trong khối này có một số thị trường tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam là Thụy Sĩ và Na Uy.

Từ cuối tháng 5-2012, Việt Nam đã tiến hành phiên đàm phán đầu tiên về FTA với khối EFTA và tới nay đã trải qua năm phiên đàm phán. Đây là hiệp định thương mại tự do toàn diện, phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và đem lại lợi ích cho cả hai bên. Hiệp định sẽ bao gồm các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và các lĩnh vực khác mà hai bên quan tâm.

Theo ông Thực, để mở cửa thị trường hàng hóa, bên cạnh việc đàm phán cắt giảm và loại bỏ thuế quan, đàm phán về kiểm dịch động thực vật (SPS) có vai trò rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho hàng nông sản và thủy sản Việt Nam có thể xuất khẩu mạnh hơn sang thị trường các nước thành viên EFTA nói riêng và các nước châu Âu nói chung.

Về cơ bản, hệ thống SPS đối với các nước EFTA giống các tiêu chuẩn và quy định này của EU, đặc biệt đối với các mặt hàng có nguồn gốc động vật. Do vậy, nếu Việt Nam xuất khẩu được nông, thủy sản sang nước thành viên EU cũng có nghĩa là mặt hàng đó có thể tự do đi vào các nước thành viên EFTA.

Theo bà Tone Elisabeth Matheson, chuyên gia tư vấn cấp cao của Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Na Uy, nông sản có nguồn gốc động vật của Việt Nam khi xuất khẩu chỉ bị kiểm tra một lần tại các điểm kiểm soát cửa khẩu trong hai khối EU và EFTA. Khi hàng hóa này đã vào được một trong các nước trong khối EFTA thì hàng hóa này sẽ không bị kiểm tra và được tự do lưu chuyển trong hai khối.

Thụy Sĩ, Iceland và Na Uy đều có những điểm kiểm soát cửa khẩu chuyên kiểm tra các mặt hàng nông sản vào các thị trường EU/EFTA.

Tuy nhiên, bà Matheson cũng nhấn mạnh, chỉ những mặt hàng nông sản đến từ các nước trong danh sách các nước thứ ba được EU chấp nhận mới được thâm nhập vào thị trường EU/EFTA. Đồng thời, cơ quan quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm của nước thứ ba phải thiết lập danh mục các cơ sở xuất khẩu của nước mình và doanh nghiệp nằm trong danh mục đó mới có thể được xuất khẩu sang các nước EU/EFTA.

Bà Matheson lấy ví dụ, một doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu nông sản sang Na Uy thì doanh nghiệp đó phải gửi đề nghị của mình cho cơ quan quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm của Việt Nam trước, sau đó cơ quan này sẽ tiến hành thanh tra đối với cơ sở của doanh nghiệp. Khi đã vào được danh sách nước thứ ba do EU cấp thì hàng hóa có nguồn gốc động vật của các doanh nghiệp Việt Nam có thể đi khắp các nước trong hai khối này và tiếp cận cùng một hệ thống pháp lý.

“Tuy nhiên, nếu hàng hóa kiểm tra bị giữ lại do những nghi ngại về an toàn thì hệ thống cảnh báo nhanh sẽ được gửi tới tất cả các nước trong hai khối”, bà Matheson lưu ý.

Cũng tại buổi hội thảo, ông Stale Torstein Risa, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam cho hay, hệ thống SPS là một trong ba nội dung quan trọng nhất của tiến trình đàm phán FTA giữa hai bên. Để xuất khẩu sang hai khối này, ngoài hiểu biết về luật và quy định trong khối EFTA và điểm khác biệt giữa khối EFTA và EU các doanh nghiệp Việt Nam cần có những sản phẩm thật sự chất lượng vì sẽ không có một trường hợp nào ngoại lệ ngoài việc đáp ứng cáo tiêu chuẩn kỹ thuật trong SPS.

Ông Trần Việt Cường, chuyên viên văn phòng SPS Việt Nam cho hay, theo quy định của WTO, mỗi một quốc gia thành viên đều phải thiết lập một điểm thông báo và hỏi đáp quốc gia liên quan đến SPS. Như vậy, các doanh nghiệp khi cần thông tin liên quan đến việc xuất nhập khẩu, có hai kênh có thể hỏi về các quy định của thị trường: thứ nhất là qua văn phòng SPS Việt Nam; thứ hai là qua điểm hỏi đáp của mỗi quốc gia thành viên WTO.


Thùy Dung

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu cao su đạt 1,68 tỷ USD (27/09/2013)

>   Nhập khẩu vật tư nông nghiệp tăng 10% (26/09/2013)

>   Xuất khẩu gạo trong 8 tháng giảm cả về lượng và giá (26/09/2013)

>   Thiếu gạo cho xuất khẩu (25/09/2013)

>   Xuất khẩu gạo: Cung thừa, giá hạ, giảm mục tiêu (24/09/2013)

>   Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê (24/09/2013)

>   Giá cà phê sụt giảm (24/09/2013)

>   Giảm chỉ tiêu xuất khẩu gạo năm 2013 (23/09/2013)

>   DN xuất khẩu gạo liên kết với nông dân (23/09/2013)

>   Thu mua nông sản tiềm ẩn rủi ro (21/09/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật