Thứ Ba, 24/09/2013 22:52

Xuất khẩu gạo: Cung thừa, giá hạ, giảm mục tiêu

Xuất khẩu gạo khó khăn, giá gạo giảm, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chính thức điều chỉnh giảm mục tiêu xuất khẩu năm 2013 từ 7,5 triệu tấn về 7,0 – 7,2 triệu tấn. Tháng 9 này, theo báo cáo của VFA các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sẽ chỉ xuất được 650.000 tấn, giảm 100.000 tấn so với kế hoạch. Như vậy, hết quý 3 xuất khẩu gạo sẽ chỉ đạt 1,846 triệu tấn, giảm đến 230.000 tấn so với kế hoạch đầu quí.

Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA cho biết, đầu năm, mục tiêu xuất khẩu gạo đặt ra là 7,5 triệu tấn nhưng nay với tình hình thị trường khó khăn, khả năng chỉ xuất khẩu được 7 – 7,2 triệu tấn gạo với kim ngạch 3 tỷ USD.

Theo nhận định của VFA, thị trường gạo đang lâm vào tình trạng khủng hoảng thừa và khó khăn nhất trong vòng hai năm trở lại, kể từ khi Thái Lan thực hiện chính sách trợ giá lúa cao cho nông dân nước này và cũng là thời điểm Ấn Độ trở lại thị trường xuất khẩu mạnh mẽ.

Thị trường lúa gạo, được nhìn nhận bước vào cuộc cạnh tranh đầy gay gắt khi giá gạo Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan đều xuống, thu hẹp khoảng cách với gạo Việt Nam. Ông Trương Thanh Phong nói cụ thể: giá gạo xuất khẩu Việt Nam hiện nay 431 USD/tấn, và bằng giá gạo Ấn Độ, Pakistan nên khó bán. Trong khi đó, gạo Việt Nam phải thấp hơn từ 40 – 80 USD/tấn thì mới bán được vì gạo Việt Nam chịu các chi phí vận chuyển nhiều hơn. Nhiều nước sản xuất, xuất khẩu gạo đã có những thay đổi quan trọng về chính sách đối với mặt hàng lúa gạo.

Phân tích của Bộ Công thương chỉ ra, một số quốc gia đã dùng ngân sách rất lớn để mua gạo với giá cao cho người sản xuất như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc; một số nước tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, điều kiện canh tác nên gạo có chất lượng và có thương hiệu hoặc tận dụng ưu thế về vị trí địa lý gần thị trường tiêu thụ, cước vận tải thấp để giành ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể, Ấn Độ, nước sản xuất gạo lớn thứ 2 thế giới đã quay lại thị trường xuất khẩu, trong khi các nước như Myanmar, Campuchia, Pakistan đều nỗ lực gia tăng sản lượng gạo xuất khẩu. Bản thân các nước nhập khẩu lại thực hiện điều chỉnh chính sách nhập khẩu theo hướng tăng cường tự túc lương thực, đa dạng hóa nguồn cung, nhập đủ dùng, không tăng lượng tồn kho và quan sát thị trường để tìm kiếm cơ hội nhập khẩu với giá có lợi nhất. Diễn biến xuất khẩu gạo đang rất xấu. Giá giảm, khiến cung thừa.

Không những vậy, khách hàng nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc cũng đang trong cảnh "sáng nắng chiều mưa”, không rõ nhu cầu thật như thế nào. Đặc biệt tình trạng hủy hợp đồng xảy ra khá nhiều do giá cao liên tiếp sụt giảm. Những khó khăn trong trung và dài hạn dẫn đến kết quả "phải hạ chỉ tiêu xuất khẩu gạo”.

Theo ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch VFA, ngành sản xuất, xuất khẩu gạo Việt Nam cũng đã bộc lộ nhiều bất cập. Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chưa được đánh giá cao trên thị trường, chưa xây dựng được thương hiệu gạo, giá gạo xuất khẩu không ổn định. Bên cạnh đó, nhiều thương nhân xuất khẩu gạo không thực sự định hướng đầu tư lâu dài cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu, thiếu chiến lược kinh doanh và mở rộng thị trường, chưa gắn kết được khâu sản xuất với chế biến xuất khẩu. Sản xuất gạo chưa thực sự hướng tới yêu cầu của thị trường mà chạy theo phong trào, thậm chí là theo những lợi ích trước mắt mà chưa tính đến những lợi ích lâu dài. Một số nơi sản xuất không đảm bảo kỹ thuật canh tác dẫn tới chất lượng không đảm bảo, bị pha tạp nên DN khó thu mua, xuất khẩu và người sản xuất phải chấp nhận bán với giá thấp. Trong khi đó, DN Việt Nam cũng không có khả năng dự trữ lúa gạo lâu dài, lại phải chịu áp lực từ lãi suất ngân hàng nên phải bán nhanh, dẫn đến giá giảm.

Cũng theo quy hoạch mới của bộ Công Thương, từ nay đến năm 2015, Việt Nam sẽ chỉ có tối đa 150 đầu mối kinh doanh xuất khẩu gạo, gắn địa bàn hoạt động với các vùng sản xuất lớn, để tập trung phát triển năng lực DN theo chiều sâu.

Hồ Hương

Đại đoàn kêt

Các tin tức khác

>   Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê (24/09/2013)

>   Giá cà phê sụt giảm (24/09/2013)

>   Giảm chỉ tiêu xuất khẩu gạo năm 2013 (23/09/2013)

>   DN xuất khẩu gạo liên kết với nông dân (23/09/2013)

>   Thu mua nông sản tiềm ẩn rủi ro (21/09/2013)

>   Thu mua cà phê: Cảnh giác hỏa mù của giới đầu cơ (20/09/2013)

>   Khó bắt đáy giá cà phê (19/09/2013)

>   Bộ Công Thương lý giải quy hoạch 150 đầu mối xuất khẩu gạo (18/09/2013)

>   Nhìn lại niên vụ cà phê 2012-2013 (17/09/2013)

>   Xuất khẩu gạo Việt Nam – nghịch lý về lượng và giá (16/09/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật