Thứ Tư, 18/09/2013 10:33

Bộ Công Thương lý giải quy hoạch 150 đầu mối xuất khẩu gạo

Trước những thông tin trái chiều về Quy hoạch kinh doanh thương nhân xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương cho biết con số chỉ 150 đầu mối được phép xuất khẩu gạo là con số phù hợp với thực tế hiện nay.

Theo Bộ Công Thương, quy mô sản xuất lúa gạo của chúng ta hàng năm khoảng 7-8 triệu tấn gạo hàng hóa, thế nhưng có thời điểm có đến gần 300 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo.

Trong đó có rất nhiều doanh nghiệp không có đủ năng lực về hệ thống hạ tầng, kho chứa, nhà máy “xay xát, đánh bóng”, không chủ động được nguồn gạo, cũng như không có đủ năng lực trong việc đàm phán các hợp đồng xuất khẩu gạo. Từ đó dẫn đến hiện tượng có nhiều doanh nghiệp làm ăn theo kiểu ngắn hạn, cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng xấu đến giá xuất khẩu cũng như thương hiệu gạo Việt Nam.

Bộ Công Thương dự kiến sẽ ban hành lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu, “hợp tác, liên kết, đặt hàng” với nông dân sản xuất lúa để doanh nghiệp thực hiện trong quý II/2014. Sau khi có lộ trình thực hiện, doanh nghiệp không thực hiện được theo lộ trình sẽ bị thu hồi giấy phép xuất khẩu gạo.

vtv

Các tin tức khác

>   Nhìn lại niên vụ cà phê 2012-2013 (17/09/2013)

>   Xuất khẩu gạo Việt Nam – nghịch lý về lượng và giá (16/09/2013)

>   UN: Khoảng 30% lương thực đã bị lãng phí hàng năm (15/09/2013)

>   Nông dân trồng lúa lãi thấp (14/09/2013)

>   Trợ lực cho liên kết sản xuất nông sản (14/09/2013)

>   Nông dân “xé” hợp đồng với doanh nghiệp (13/09/2013)

>   Nông dân “xé” hợp đồng với doanh nghiệp (13/09/2013)

>   Nâng cao giá trị gạo xuất khẩu (13/09/2013)

>   Nước nào được lợi khi sản lượng gạo của Việt Nam giảm? (12/09/2013)

>   Thái Lan tăng trợ giá ngành cao su (12/09/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật