Thứ Hai, 23/09/2013 06:24

DN xuất khẩu gạo liên kết với nông dân

Không để cho nông dân “tự bơi” như trước, nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo đưa ra nhiều hình thức liên kết phát triển vùng nguyên liệu, hợp tác đầu vào và bao tiêu đầu ra cho nông dân.

Các giải pháp liên kết hiệu quả đã được chia sẻ tại hội thảo Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo do Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức tuần qua tại TP.HCM.

Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) đang liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo chỉ với hai chủ thể nông dân và DN. Angimex cung ứng nguyên liệu đầu vào và chịu trách nhiệm thu mua toàn bộ lúa. Nông dân sẽ thanh toán chi phí nguyên liệu đầu vào do DN tạm ứng trước sau khi thu hoạch.

Trong liên kết sẽ có các đại lý cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tư vấn hướng dẫn kỹ thuật để nông dân sử dụng đạt hiệu quả cao. Có cả ngân hàng cho nông dân vay vốn lãi suất thấp. Ngoài ra, chính quyền địa phương sẽ quy hoạch vùng sản xuất, lịch thời vụ; nhà khoa học tạo giống mới...

“mô hình này sẽ giảm thiểu chi phí với giá thành thấp, tạo giá trị gia tăng lớn, nông dân và DN đều có lợi nhuận. Hiện DN đã bao tiêu được 9.000 ha” - Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Tiến chia sẻ.

Trong khi đó,Võ Thị Thu Hà, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Võ Thị Thu Hà, lại không ký hợp đồng trực tiếp với nông dân.

“Chúng tôi không ký với nông dân vì tình trạng không đảm bảo uy tín như sáng người chồng đi họp với DN đã đồng ý, chiều về vợ lại quyết định mua phân bón chỗ quen, giá lúa cao thì bán cho thương lái. DN sẽ liên kết với hợp tác xã, chính quyền địa phương. Rồi hợp tác xã đăng ký cho từng hộ nông dân. Hiện DN bao tiêu lúa hàng hóa trên diện tích gần 3.000 ha, mức giá thu mua luôn cao hơn 200 đồng/kg so với giá thị trường”.

Mặc dù liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, nhiều chủ thể đã mang lại lợi ích cho DN và nông dân nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn.

Bà Lưu Thị Lan, Công ty Gentraco, cho biết khi thu hoạch, 100% nông dân thích mua lúa tươi tại ruộng, điều này làm khó DN trong khâu vận chuyển vì địa hình sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, DN lại thiếu nhân lực, phải nhờ thương lái thì lại phát sinh bất cập trong việc thu mua... Thứ nữa, “mang tiếng ký hợp đồng hợp tác bao tiêu nhưng nông dân toàn “xé” hợp đồng, họ không thực hiện đúng thỏa thuận, giá cao thì họ bán cho thương lái, bán lúa không đạt chất lượng” - ông Nguyễn Văn Tiến, Tổng Giám đốc Angimex, cho biết.

Do đó, ông Lê Trường Sơn, Tổng Giám đốc Công ty CP Docimexco, cho rằng các cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu trình Chính phủ ban hành cơ chế, quy chế phối hợp giữa các bên DN, ngân hàng, hợp tác xã, địa phương, nông dân để triển khai việc liên kết đạt hiệu quả cao, bên nào cũng phải có trách nhiệm. Đặc biệt vai trò chính quyền địa phương tuyên truyền phổ biến liên kết này là rất quan trọng.

Minh Long

Pháp luật tphcm

Các tin tức khác

>   Thu mua nông sản tiềm ẩn rủi ro (21/09/2013)

>   Thu mua cà phê: Cảnh giác hỏa mù của giới đầu cơ (20/09/2013)

>   Khó bắt đáy giá cà phê (19/09/2013)

>   Bộ Công Thương lý giải quy hoạch 150 đầu mối xuất khẩu gạo (18/09/2013)

>   Nhìn lại niên vụ cà phê 2012-2013 (17/09/2013)

>   Xuất khẩu gạo Việt Nam – nghịch lý về lượng và giá (16/09/2013)

>   UN: Khoảng 30% lương thực đã bị lãng phí hàng năm (15/09/2013)

>   Nông dân trồng lúa lãi thấp (14/09/2013)

>   Trợ lực cho liên kết sản xuất nông sản (14/09/2013)

>   Nông dân “xé” hợp đồng với doanh nghiệp (13/09/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật