Thứ Sáu, 20/09/2013 08:21

Món nợ chính sách

Đến nay mới chỉ 1/6 giải pháp cấp bách năm 2013 được thực thi. Sự bế tắc về chính sách sẽ kéo dài tình cảnh ảm đạm của TTCK Việt Nam.

* Chính sách TTCK 6 tháng cuối năm: Còn nhiều việc phải làm

6 giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho TTCK được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), Bộ Tài chính đề ra năm 2013, nhưng đến nay mới có duy nhất 1 giải pháp được thực thi, đó là việc kéo dài thời gian giao dịch trên 2 Sở GDCK. Các giải pháp khác liệu có kịp triển khai năm 2013 hay không, là câu hỏi lớn.

Giải pháp được các DN chờ đợi nhất là một cơ chế pháp lý cho DN phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá trong bối cảnh TTCK khó khăn kéo dài, từ năm 2010 đến nay, 60% số DN niêm yết có cổ phiếu rơi dưới mệnh giá. Tuy nhiên, UBCK chưa giải được bài toán này, với lý do hình thức văn bản loại này phải là Nghị định của Chính phủ, quyền quyết không thuộc UBCK hay Bộ Tài chính.

Giải pháp cấp bách thứ hai là ưu đãi thuế nhằm kích thích các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhưng đến nay chưa có chuyển biến gì. Luật sửa đổi bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành tháng 6/2013 và mới đây là dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật, không có điểm nào sửa đổi chính sách thuế trên TTCK theo mong đợi của thị trường.

Giải pháp cấp bách thứ ba là thúc đẩy cổ phần hóa DNNN bằng cách xây dựng cơ chế chào bán linh hoạt, xây dựng lộ trình, kế hoạch cụ thể, công bố công khai khi cổ phần hóa DNNN. Tuy nhiên, giải pháp kỹ thuật này trở nên vô nghĩa khi sự ảm đảm của TTCK là nguyên nhân trực tiếp khiến công tác cổ phần hóa DNNN gần như bị ngưng trệ hoàn toàn.

Giải pháp thứ tư là triển khai các sản phẩm mới để thúc đẩy các loại hình quỹ mới như quỹ mở, quỹ ETF, quỹ bất động sản, quỹ hưu trí… nhằm tăng thanh khoản và sức cầu, hiện còn quá nhiều việc phải làm, nếu nhìn vào thực tế mới có 5 quỹ mở được thành lập. Quỹ ETF, quỹ bất động sản, quỹ hưu trí… là tương lai một vài năm nữa, bởi TTCK còn khó khăn và còn nhiều việc phải làm, chưa thể mong có các loại quỹ này năm 2013.

Giải pháp gây chú ý nhất là thúc đẩy vốn ngoại vào TTCK thông qua việc trình Thủ tướng quyết định mới về tỷ lệ đầu tư tối đa (room).

Mặc dù đề xuất của UBCK đã đạt được sự đồng thuận của các bộ, ngành liên quan trước khi trình lên Chính phủ, nhưng nay, nhiều ý kiến lại cho rằng, giải pháp này không phải là tối ưu, mà thay vào đó nên cho phép phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR), như ý tưởng của Sở GDCK TP. HCM.

Trong khi có hai lựa chọn chính sách cho cùng mục tiêu như vậy, mới đây nhất, Nhóm công tác thị trường vốn thuộc Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam đã gửi kiến nghị lên Thủ tướng cho rằng, Chính phủ nên áp dụng cả hai: vừa nới room cho khối ngoại lên 60%, vừa cho phép thí điểm NVDR như cách TTCK Thái Lan làm.

Những ý kiến nhiều chiều chắc chắn khiến Chính phủ cần nhiều thời gian để tìm một phương án hợp lý nhất.

Dù quyết theo phương án nào thì thị trường cũng mong chính sách này sẽ được quyết trong quý IV, để bù đắp phần nào sự mỏi mòn chờ đợi các giải pháp cấp bách cho TTCK từ đầu năm đến nay.

Nếu câu chuyện về room được quyết trong quý IV, ít nhất cũng sẽ có 2/6 giải pháp cấp bách cho TTCK được thực thi. Bằng không, với chỉ 1/6 giải pháp cấp bách năm 2013 đi vào thực tế - sự bế tắc về chính sách phát triển TTCK là điều dễ nhận diện và điều này sẽ kéo dài tình cảnh ảm đạm của TTCK Việt Nam.

Đầu Tư Chứng khoán

Các tin tức khác

>   Công ty đại chúng, khái niệm nhiều tranh cãi (12/09/2013)

>   Thuế chứng khoán: Ý kiến thị trường bị bỏ qua (07/09/2013)

>   UBCKNN: Giới thiệu quy chế CAMEL và quy chế QTRR (30/08/2013)

>   Sẽ tăng mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán (24/08/2013)

>   Bất hợp lý quy định 1/3 thành viên HĐQT độc lập (24/08/2013)

>   Văn phòng Chính phủ ủng hộ phương án nới room (19/08/2013)

>   Sắp trình Chính phủ đề án hợp nhất 2 sàn chứng khoán (18/08/2013)

>   Cần có cơ chế mới trong công tác tạo hàng (11/08/2013)

>   UBCK ủng hộ đề xuất của HOSE trong việc phát hành NVDR (09/08/2013)

>   Từ 15/8, gây thiệt hại cho NĐT đến 1 tỷ đồng có thể phạm tội hình sự (05/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật