Thứ Tư, 21/08/2013 17:52

Tiếp tục duy trì cơ chế về quản lý Kho bạc Nhà nước

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành về chủ trương tiếp tục thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với hệ thống Kho bạc Nhà nước.

Sáng 21/8, tiếp tục Phiên họp thứ 20, cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ về Tờ trình của Chính phủ về việc đánh giá kết quả thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế của hệ thống Kho bạc Nhà nước giai đoạn 2009-2013, đề xuất Phương án cơ chế quản lý và biên chế của Kho bạc Nhà nước từ năm 2014, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị ban soạn thảo tiếp thu ý kiến của Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội để hoàn chỉnh Tờ trình.

Theo Tờ trình của Chính phủ, qua 3 giai đoạn thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Kho bạc Nhà nước đã đạt kết quả khá tích cực.

Đặc biệt trong giai đoạn 5 năm 2009-2013, trên cơ sở tổ chức một số dịch vụ công liên quan đến giao dịch thanh toán vốn, tiền tệ, phát hành trái phiếu, đem lại nhiều nguồn thu sự nghiệp, Kho bạc Nhà nước đã chủ động hơn so với các năm trước trong sử dụng nguồn lực tài chính và biên chế được giao, sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả, chủ động sắp xếp lại lực lượng lao động, thực hiện công khai, dân chủ và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức, người lao động; triển khai ứng dụng một số công nghệ thông tin tiên tiến và hiện đại hóa thủ tục hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính công trong giai đoạn mới.

Hoạt động của Kho bạc Nhà nước hàng năm được tiến hành thanh tra hoặc kiểm toán, được đánh giá thực hiện nghiêm các tiêu chuẩn, chế độ, định mức theo quy định của pháp luật, không để xảy ra các sai phạm lớn.

Chính phủ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép từ năm 2014 trở đi, Kho bạc Nhà nước được tiếp tục duy trì ổn định biên chế và lao động theo chỉ tiêu biên chế được Chính phủ và Bộ Tài chính giao hiện nay.

Trường hợp đặc biệt, khi Chính phủ giao thêm nhiệm vụ mới hoặc Nhà nước có quy định chia tách địa giới hành chính, phải thành lập bổ sung Kho bạc Nhà nước huyện, Kho bạc Nhà nước Thành phố, Bộ Tài chính sẽ báo cáo Chính phủ bổ sung biên chế cho Kho bạc Nhà nước.

Ngoài số biên chế được giao, đối với công việc không quy định phải do công chức nhà nước thực hiện, Kho bạc Nhà nước được hợp đồng thuê khoán công việc và hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

Về cơ chế quản lý tài chính, giao Kho bạc Nhà nước chủ động sử dụng nguồn kinh phí phù hợp với nhu cầu thực tế và trong phạm vi số kinh phí được giao. Khi Nhà nước thay đổi chính sách, chế độ, Kho bạc Nhà nước tự trang trải các khoản chi tăng thêm theo chính sách, chế độ mới.

Trường hợp do các yếu tố khách quan dẫn đến nguồn thu hoạt động nghiệp vụ không đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy, Kho bạc Nhà nước đề xuất phương án, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định...

Nhất trí với Tờ trình của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội cho rằng việc tiếp tục thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với hệ thống Kho bạc Nhà nước là hợp lý, gắn với mục tiêu và kết quả hoạt động của ngành, lĩnh vực.

Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội để nghị để tiếp tục thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế, Kho bạc Nhà nước khoán cần tuân thủ các nguyên tắc: mọi khoản thu, chi phải bảo đảm đúng quy trình lập dự toán, chấp hành, quyết toán và đúng thẩm quyền quyết định Ngân sách Nhà nước của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội; phù hợp với Chiến lược cải cách hệ thống Kho bạc Nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội để nghị Chính phủ cần khống chế số lượng biên chế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI); cơ cấu chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển phải bảo đảm chi thường xuyên tối đa không quá 70% dự toán được giao; mức chi tiền lương, tiền công bình quân toàn hệ thống Kho bạc nhà nước được áp dụng hệ số tối đa 1,8 lần mức lương do Nhà nước quy định và được chi bổ sung tăng thu nhập không vượt quá mức quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ, không áp dụng đối với phụ cấp công vụ, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ. Mức chi trên sẽ chấm dứt khi thực hiện chế độ tiền lương mới...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thông báo ý kiến để Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định mới về thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Kho bạc Nhà nước thay cho Quyết định cũ.

Cũng trong buổi họp sáng 21/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ về ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 928/2010/UBTVQH10 về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên. Cuối buổi họp sáng 21/8, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã phát biểu bế mạc Phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội./.

Phúc Hằng

vietnam+

Các tin tức khác

>   VietinBank ở Lào khẳng định thương hiệu bền vững (21/08/2013)

>   Có nên cho thuê tài chính bằng ngoại tệ? (21/08/2013)

>   Ngày 20/8: NHNN bơm ròng 192 tỷ đồng trên OMO (21/08/2013)

>   Ngân hàng mua vàng giá cao (21/08/2013)

>   Khó xử lý tài sản đảm bảo nợ vay (20/08/2013)

>   Phó Thống đốc NHNN: “Số liệu nợ xấu bị các ngân hàng che giấu vô cùng nhiều” (20/08/2013)

>   Không dùng vàng miếng nhận bảo quản để đổi thành tiền, bán, cho vay, cầm cố, thế chấp, ký quỹ (19/08/2013)

>   NHNN: Chưa có khoản nợ nào được chuyển nhượng cho VAMC (19/08/2013)

>   “Van” thanh khoản của hệ thống ngân hàng (19/08/2013)

>   Ông Nguyễn Phước Thanh thôi là Thành viên HĐQT Vietcombank (19/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật