Thứ Tư, 10/07/2013 09:50

Ông Nguyễn Quang Minh - Chuyên viên PTKT Vietstock:

Tín hiệu kỹ thuật từ các Trading System: Tuần 08 – 12/07

Các mô hình vẫn chưa cho tín hiệu mua mạnh trở lại. Điều này cho thấy xu hướng ngắn hạn chưa thay đổi và vẫn đang khá bi quan. Vì vậy, việc mua vào mạnh trong ngắn hạn có thể là một chiến lược rủi ro. Tuy nhiên, tín hiệu lạc quan là hầu hết các sub-indicator hiện đã bắt đầu đi vào vùng thấp và hình thành nên các phân kỳ giá lên khá tích cực nên bắt đáy thăm dò ở những mã đã rớt sâu là không quá mạo hiểm.

Phân tích các Trading System để xác định xu hướng, dự báo các điểm đảo chiều và chiến lược đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chúng tôi sử dụng VS 100 để phân tích nhằm hạn chế các tín hiệu nhiễu từ các chỉ số VN-Index và HNX-Index.

Directional Movement System

Xu hướng: Tăng dài hạn – Giảm ngắn hạn

Sub-Indicator: Khoảng cách giữa hai đường +DI và –DI vẫn còn khá lớn nên khả năng cho tín hiệu mua không cao. Điều này cho thấy rủi ro ngắn hạn vẫn còn khá lớn trong bối cảnh giao dịch không thực sự sôi động và tâm lý thận trọng vẫn còn bao trùm thị trường. Nếu trạng thái này vẫn tiếp tục duy trì thì khả năng tăng trưởng tiếp của thị trường sẽ thấp đi.

ADX duy trì mức trung bình khá (dưới 25 nhưng trên 20). Vì vậy tình trạng No Trade Zone bắt đầu xuất hiện.

MA, BBs & PSAR

Xu hướng: Giảm

Sub-Indicator: Trạng thái Giảm vẫn tiếp tục giữ nguyên và được duy trì liên tục qua 2 tuần. Sự xuất hiện của những cây nến đỏ và có bóng mờ dài cho thấy tâm lý nhà đầu tư tiếp tục diễn biến khá phức tạp. Parabolic SAR cũng đã cho tín hiệu bán trở lại với giá nên sự thận trọng sẽ tăng lên.

Bên cạnh đó, giá cũng phá vỡ đường middle của Bollinger Bands nên ngưỡng này sẽ đóng vai trò kháng cự trong các phiên tới.

MACD & STO

Xu hướng: Giảm

Sub-Indicator: Chỉ báo Stochastic Oscillator đã về lại vùng oversold và đang trong quá trình hình thành phân kỳ giá lên (bullish divergence) nên khả năng hồi phục trở lại đang tăng lên. Tuy nhiên, do thanh khoản đang ở mức trung bình nên dự kiến đợt tăng trưởng lần này sẽ không quá mạnh.

Mô hình giữ nguyên trạng thái Giảm và duy trì được gần 4 tuần liên tiếp.

RMO Trade Mode

Xu hướng: Giảm

Sub-Indicator: Tín hiệu bán của hai đường Swing Trd 2 và Swing Trd 3 đã duy trì được 4 tuần. Điều này cho thấy đà giảm ngắn hạn vẫn đang duy trì và khó có thể chấm dứt nhanh chóng.

Tuy nhiên, do EXIT Swing Signal hiện đang tăng trưởng trở lại nên nguy cơ sụt giảm không quá lớn.

Kết luận: Các mô hình vẫn chưa cho tín hiệu mua mạnh trở lại. Điều này cho thấy xu hướng ngắn hạn chưa thay đổi và vẫn đang khá bi quan. Vì vậy, việc mua vào mạnh trong ngắn hạn có thể là một chiến lược rủi ro. Tuy nhiên, tín hiệu lạc quan là hầu hết các sub-indicator hiện đã bắt đầu đi vào vùng thấp và hình thành nên các phân kỳ giá lên khá tích cực nên bắt đáy thăm dò ở những mã đã rớt sâu là không quá mạo hiểm.

Phương Châu ghi

Infonet 

Các tin tức khác

>   Phân tích kỹ thuật với dữ liệu giao dịch Khối ngoại và Tự doanh CTCK (10/07/2013)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 08 – 12/07/2013 (07/07/2013)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu chọn lọc: Tuần 08 – 12/07/2013 (07/07/2013)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu "nóng": HQC - Địa ốc Hoàng Quân (10/07/2013)

>   Phân tích kỹ thuật giá vàng: Chưa tạo được phân kỳ giá lên (04/07/2013)

>   Tín hiệu kỹ thuật từ các Trading System: Tuần 01 – 05/07 (03/07/2013)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu chọn lọc: Tuần 01 – 05/07/2013 (30/06/2013)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 01 – 05/07/2013 (30/06/2013)

>   Mua hay Bán Chứng khoán? (04/07/2013)

>   Tín hiệu kỹ thuật từ các Trading System: Tuần 24 – 28/06 (27/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật