Thứ Bảy, 22/06/2013 08:28

Tranh luận nóng Việt Nam nhận tiền lẻ của Samsung

Samsung Việt Nam vừa chính thức được trao chứng nhận đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam. Đây cũng là doanh nghiệp có đóng góp lớn nhất cho kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện trong 5 tháng đầu năm. Nhưng cũng có cái nhìn đa chiều về hiệu quả thực của FDI.

Ngày 20/6, tại Khu công nghiệp Yên Phong I (Bắc Ninh), Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ trao giấy chứng nhận đầu tư 1 tỷ USD cho Công ty Samsung Electronics Việt Nam (SEV).

Dự án Samsung Electronics Việt Nam 3 được triển khai tại khu công nghiệp Yên Phong I trên diện tích hơn 559.365 m2, với vốn đầu tư là 1 tỷ USD, nâng tổng vốn đầu tư của SEV tại Bắc Ninh lên 2,5 tỷ USD (bao gồm cả 3 giai đoạn).

Bên trong nhà máy Samsung ở Việt Nam.

Việc triển khai SEV 3 đưa khu tổ hợp công nghệ Samsung Bắc Ninh trở thành Nhà máy có tổng mức đầu tư lớn nhất trên thế giới. Năm 2013 doanh thu xuất khẩu của SEV Bắc Ninh dự kiến đạt từ 16-17 tỷ USD.

Thời gian tới, Bắc Ninh tuyên bố sẽ đáp ứng mọi điều kiện cần thiết, trong khuôn khổ chính sách ưu đãi đầu tư đã ban hành để Khu tổ hợp công nghệ thông tin Samsung (Khu công nghiệp Yên Phong) trở thành “cứ điểm” hàng đầu của Tập đoàn Samsung trên thế giới.

Trước đó, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện trong 5 tháng đầu năm đạt tới 8,1 tỷ USD, trở thành nhóm hàng có tổng giá trị xuất khẩu lớn nhất. Trong đó, Samsung là doanh nghiệp có đóng góp lớn nhất khi xuất khẩu tới 8 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm.

Tuy nhiên xuất khẩu nhiều như vậy nhưng thực chất, bao nhiêu % của con số này sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước?

Theo số liệu tổng hợp từ Cục Thuế Bắc Ninh, từ năm 2009 đến cuối 2012 doanh thu của công ty Sam Sung là 436,293 nghìn tỷ đồng. Mức lợi nhuận trong thời kỳ đó là 35,5 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, mức thuế đóng vào ngân sách tính đến thời điểm ngày 26/4/2013 là khoảng 1 nghìn tỷ đồng. Những con số trên cho thấy sau khi Samsung được ưu đãi quá nhiều thứ, đóng góp so với doanh thu và lợi nhuận như vậy là quá ít.

Bàn luận về vấn đề này có hai luồng ý kiến trái ngược nhau trên báo Đất Việt.

"Liệu vấn đề Samsung không đặt nhà máy tại Việt Nam và đặt nhà máy tại Việt Nam thì chúng ta có mất cái gì không? Samsung không đến thì những lô đất đó vẫn thế, hàng nghìn con người Việt Nam vẫn thế, không tạo một giá trị gia tăng nào lên đến con số tỷ đô la cả. Khi Samsung đến Việt Nam, có biết là hàng nghìn con người có việc làm không? Hàng trăm nhà quản lý Việt Nam được đào tạo miễn phí không? Và hình ảnh đất nước Việt Nam với Intel, Samsung, Nokia đầu tư có đẹp lung linh với các nước trên thế giới không?" - Độc giả Hưng đưa ra bình luận.

Phản đối lại lập luận này, độc giả Trần đưa ra nhận định: "Nếu chỉ để kiếm công ăn việc làm thì chắc Samsung chẳng có ý nghĩa gì cả bởi lẽ khi đất nước này mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào thì chúng ta phải đạt được mục đích: Nắm được công nghệ, thu được tiền thuế, tạo công ăn việc làm. Nói tóm lại là chúng ta đang "tự sướng" khi cứ nghĩ mình đang xuất khẩu công nghệ với giá trị cao....nhưng thực chất đang xuất khẩu giùm họ ngay trên đất nước mình và hưởng...tiền lẻ".

"Thật sự thì hơi buồn nhưng còn hơn là Vinashin, Vinalines, PMU18,...Vì ít ra nó còn tạo ra công ăn việc làm cho nhân công Việt Nam. Nếu không thì người thất nghiệp chơi đầy. Ta chỉ mất 13 năm thất thu thuế nhưng sau đó ta được 10% trên tổng sản lượng thì có nhiều không có hơn rất nhiều doanh nghiệp khác đóng thuế 25% cộng lại không. Và trước mắt khi họ xây nhà máy tại Việt Nam thì họ phải đầu tư tiền vào Việt Nam, 2 tỉ USD tại Thái Nguyên thì Việt Nam sẽ bán được bao nhiêu vật liệu xây dựng đang tồn kho? Nên là chúng ta có nhiều niềm vui hơn là buồn" - Độc giả Khoa bày tỏ.

Nhìn vào con số kim ngạch xuất khẩu khổng lồ tưởng là mừng, nhưng thực chất phần lớn trong số đó là chúng ta đang "xuất khẩu hộ", và nước ngoài đang hưởng lợi mà thôi. Nên hãy nhìn vào thực chất, đừng chỉ đưa ra con số một chiều rồi "bằng lòng" với nhau thì đất nước chẳng bao giờ phát triển cả. Cứ thử thống kê, cộng trừ nhân chia thật rạch ròi xuất khẩu ròng của ta mỗi năm được bao nhiêu thì mới thấy hết được" - Độc giả Lê Nam cho biết.

Thụy Miên

đất Việt

Các tin tức khác

>   Nhật ký nghị trường: Phóng viên Quốc hội (21/06/2013)

>   Để thua lỗ, sếp Petro Vietnam cũng sẽ bị cách chức (21/06/2013)

>   Hai nữ giám đốc chiếm đoạt 40 tỷ đồng của VIBank Huế (21/06/2013)

>   Nguyên tổng giám đốc Cadovimex biển thủ hơn 500 triệu đồng (21/06/2013)

>   Cảng Vân Phong sẽ gỡ “gánh nặng” cho Vinalines (21/06/2013)

>   Nên tìm biện pháp khác thay vì tăng phí đường bộ (21/06/2013)

>   Nhật ký nghị trường: “Thở phào nhưng không nhẹ nhõm” (21/06/2013)

>   Tạm trú 2 năm mới có hộ khẩu thành phố (20/06/2013)

>   Đấu thầu thuốc nên có một luật riêng (20/06/2013)

>   Ngăn chặn thành công âm mưu giết Tổng thống Mỹ (20/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật