Thứ Sáu, 21/06/2013 10:54

Hai nữ giám đốc chiếm đoạt 40 tỷ đồng của VIBank Huế

Lợi dụng tín nhiệm và lách luật trong hoạt động tín dụng, một nữ tổng giám đốc của hai công ty cổ phần câu kết với giám đốc chi nhánh ngân hàng chiếm đoạt 40 tỷ đồng.

Trụ sở Công ty cổ phần thương mại Đức Phương của bà Phan Thị Hồng Vân

Vi phạm hoạt động tín dụng

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Phan Thị Hồng Vân (38 tuổi), Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư thủy điện miền Trung Việt Nam và Công ty cổ phần thương mại Đức Phương (đều có trụ sở tại đường Điện Biên Phủ, TP.Huế, chuyên đầu tư trong lĩnh vực du lịch, thủy điện) về hành vi “vi phạm quy định cho vay trong hoạt động tín dụng” và “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Khám xét nhà riêng của Vân, công an tạm giữ nhiều giấy tờ, tài liệu liên quan.

Phan Thị Hồng Vân là một trong những khách hàng được Lê Thị Lệ Hằng (35 tuổi, quê Quảng Bình, trú đường Đặng Huy Trứ, P.Trường An, TP.Huế), nguyên Giám đốc phòng giao dịch Trường Tiền chi nhánh Thừa Thiên - Huế của Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (VIB), ký hồ sơ cho vay để cùng ăn chia. Theo cơ quan điều tra, từ tháng 4 đến tháng 6-2011 Hằng đã hàng chục lần làm hồ sơ vay vốn cho các cá nhân, đơn vị không có tài sản thế chấp, trong đó có Vân. Ngày 6-8-2012 Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam Lê Thị Lệ Hằng về hành vi “vi phạm quy định cho vay trong hoạt động tín dụng” và “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Theo cơ quan điều tra, những sai phạm về cho vay trong hoạt động tín dụng xảy ra từ năm 2011 khi Hằng còn làm trưởng phòng giao dịch tại VIB Huế. Cụ thể, đối tượng lập nhiều khế ước vay vượt quá thẩm quyền, trong đó cao nhất là 27 tỷ đồng, ít nhất 100 triệu. Đối với khế ước vay của các doanh nghiệp và cá nhân mà Hằng lập hồ sơ hoàn toàn không có tài sản thế chấp tại ngân hàng. Khi đến hạn trả lãi Hằng tự huy động vốn, lấy bên này đắp bên kia bù vào. Từ tháng 4 đến tháng 7-2011, tổng thiệt hại dư nợ Hằng gây ra cho VIB Huế trên 50 tỷ đồng (cả gốc lẫn lãi) nhưng đối tượng đã qua mặt cấp trên và được đề bạt giám đốc VIB Huế tháng 11-2011.

Ăn chia hàng chục tỷ đồng

Cặp bài trùng lừa đảo này vốn là bạn bè thân thiết, do có ý định chiếm đoạt tiền của VIB Huế nên đã bàn bạc, thỏa thuận từ trước. Vân, với vỏ bọc là tổng giám đốc hai công ty lớn, dù không có tài sản thế chấp nhưng vẫn ký khống hồ sơ vay và được giải quyết.

Liên quan đến vụ án, cơ quan CSĐT bắt thêm Lê Ngọc Dũng (28 tuổi, trú đường Nguyễn Lộ Trạch, TP.Huế, chuyên viên khởi nghiệp - giao dịch tín dụng của VIB Huế) về hành vi “vi phạm quy định cho vay trong hoạt động tín dụng”. Dũng là người tư vấn, tham mưu để cấp trên (Hằng) ký duyệt tạo điều kiện để khách chiếm đoạt tiền của ngân hàng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho VIB Huế. Dũng thừa nhận vẫn biết làm sai quy định nhưng do Hằng chỉ đạo nên làm theo.

Thống kê ban đầu, các đối tượng móc nối, ký khống khế ước vay chiếm đoạt của VIB Huế hơn 40 tỷ đồng (chưa tính lãi). Sau mỗi lần trót lọt, Vân đều chia cho Hằng. Trong đó, Hằng lấy 20 tỷ để trả nợ, tiêu xài cá nhân; Vân ôm 20 tỷ đầu tư vào các dự án, trong đó có Nhà máy xi măng Thượng Nhật (huyện Nam Đông, Thừa Thiên - Huế) còn dang dở... Hiện do Hằng đang mắc bệnh hiểm nghèo, còn Vân có con nhỏ nên được cho tại ngoại đồng thời cấm đi khỏi nơi cư trú.

Hoàng Quân

công an nhân dân

Các tin tức khác

>   Nguyên tổng giám đốc Cadovimex biển thủ hơn 500 triệu đồng (21/06/2013)

>   Cảng Vân Phong sẽ gỡ “gánh nặng” cho Vinalines (21/06/2013)

>   Nên tìm biện pháp khác thay vì tăng phí đường bộ (21/06/2013)

>   Nhật ký nghị trường: “Thở phào nhưng không nhẹ nhõm” (21/06/2013)

>   Tạm trú 2 năm mới có hộ khẩu thành phố (20/06/2013)

>   Đấu thầu thuốc nên có một luật riêng (20/06/2013)

>   Ngăn chặn thành công âm mưu giết Tổng thống Mỹ (20/06/2013)

>   Cây xăng phải cách bệnh viện, trường học ít nhất 50 m (20/06/2013)

>   Hoãn thông qua Luật Đất đai sửa đổi (20/06/2013)

>   Vụ lừa đảo chiếm đoạt hơn 1.000 tỉ đồng: Ngân hàng giúp doanh nghiệp... lừa ngân hàng (20/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật