Thứ Tư, 05/06/2013 17:17

Thị trường bán lẻ: Cuộc đua không cân sức

Khoảng 20 tập đoàn bán lẻ lớn quy mô quốc tế đang có mặt tại Việt Nam. Hệ thống bán lẻ nội địa cũng đang chuyển dần từ phân phối truyền thống sang kênh hiện đại. Cuộc chạy đua giành thị phần vẫn đang diễn ra khốc liệt giữa doanh nghiệp nội và ngoại.

Siêu thị Co.opmart

Se duyên cùng hưởng lợi

Nhà bán lẻ Saigon Co.op và NTUC FairPrice (Singapore), chính thức liên doanh hợp tác cùng làm ăn, công bố mô hình kinh doanh mới. Hai chuỗi loại hình thương mại hiện đại là Đại siêu thị với thương hiệu Co.opXtra, Co.opXtra plus chính thức xuất hiện trên phạm vi cả nước. Trước đó, kênh bán hàng hiện đại đã có sự ganh đua mạnh mẽ của các các tên tuổi lớn như BigC, Metro, Co.opmart, Maximark, Citimart, Parkson, Daiso...

Mặc dù người tiêu dùng ngày càng thắt chặt hơn trong chi tiêu, nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường bán lẻ đầy tiềm năng. Không ít các tập đoàn bán lẻ quốc tế Takashimaya, Index Living Mall đã tính đến chuyện đổ bộ vào Việt Nam. Thậm chí, họ còn bàn đến câu chuyện "hợp hôn” cùng các nhà bán lẻ trong nước để nắm bắt xu hướng thị trường, hình thành những mô hình bán lẻ mới.

Trong khi đó, các nhà bán lẻ nội yếu về chi phí đầu tư, yếu về năng lực quản trị. Chỉ đơn giản như với số lượng 50.000 DN giải thể và ngừng hoạt động trong 5 tháng đầu năm, thì ngành bán lẻ chiếm nhiều nhất . Điển hình là sự lao dốc của các DN kinh doanh điện máy. Tuy nhiên, các tập đoàn bán lẻ lớn lại không có lợi thế khi nắm bắt tâm lý người tiêu dùng. Theo lời giám đốc một siêu thị lớn, trong chiến lược phát triển thị trường trong nước thời gian tới các nhà phân phối nội địa và ngoại nhập hỗ trợ nhau, dựa vào nhau để cùng chia lợi nhuận.

Về vấn đề này, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng thư ký Hiệp hội Bán lẻ Việ Nam trả lời Đại Đoàn Kết, các DN bán lẻ phải tìm cách vươn lên mạnh mẽ hơn nữa. Đây cũng là thời điểm thích hợp, để DN tự đánh giá lại tiềm lực, cải tổ những thiếu sót, áp dụng những phương thức tích cực.

Đại diện Bộ Công thương cũng cho biết, thời gian tới sẽ có chính sách khuyến khích các DN phân phối vốn trong nước liên doanh với các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới lập cơ sở bán lẻ ở Việt Nam để qua đó học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu trình độ quản lý và công nghệ tiên tiến. Trong đó, điều kiện bất di bất dịch là DN Việt Nam nắm giữ 51% số vốn điều lệ trở lên.

Nỗi lo bị thâu tóm

Ông Vũ Vĩnh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng, sự đổ bộ ào ạt của các nhà bán lẻ nước ngoài đã khiến cho các DN nội điêu đứng và đây là thời gian rõ nhất để các doanh nghiệp bán lẻ nội cảm nhận được "sức đang đuối”!

Các tập đoàn nước ngoài quen buôn bán toàn cầu, kinh nghiệm nhiều chục năm, họ chấp nhận bán lỗ trong 5 năm đầu để thu hút khách hàng. Trong khi đó DN Việt nếu lỗ 2 năm liên tiếp là đã chết. Sự kết hợp cũng là một cách tháo gỡ khó khăn cho DN trong nước.

"Tuy nhiên, điều quan trọng là cơ quan quản lý phải có các hàng rào luật khắt khe để chống thao túng thị trường của DN nước ngoài. Chẳng hạn như khi liên kết, tỷ lệ hàng Việt bao nhiêu phải rõ ràng, hàng ngoại nhập bao nhiêu cũng phải rõ ràng. Tên thương hiệu sau khi kết hợp phải có quy định rõ” – ông Phú nói.

Liên quan đến vấn đề này, theo luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Văn phòng luật sư Giải Phóng, bản thân các quy định kinh doanh của ta chưa rõ ràng tạo điều kiện cho DN ngoại có cớ bành trướng. Ông Hưng chỉ rõ: qui định DN bán lẻ nước ngoài mở cơ sở thứ 2 phải đảm bảo 1 trong 3 tiêu chí "ổn định thị trường”, nhưng cơ sở nào để xác định tiêu chí "sự ổn định thị trường”? Hầu hết các DN bán lẻ nước ngoài mở điểm thứ hai với các hình thức khác như: đứng tên quản lý, mua lại cổ phần của DN trong nước, nhượng quyền kinh doanh cho DN trong nước… Vì vậy có trung tâm thương mại, siêu thị vẫn ghi tên hai thương hiệu trên bảng hiệu, tất nhiên là thương hiệu nước ngoài được thể hiện lấn át, gây sự chú ý hơn.

Do vậy, trước khi để DN ngoại lấn sân, phải hoàn thiện khung pháp lý, có những hướng dẫn cụ thể về tiêu chí mở điểm bán lẻ thứ hai trở đi. Cụ thể cần phải quy định rõ các hình thức, điều kiện… khi thành lập các trung tâm bán lẻ mang thương hiệu nước ngoài.

Thúy Hằng

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Chủ tịch Vinamit: Chia sẻ để không sống trong đe dọa và sợ hãi (05/06/2013)

>   DNNN “kéo tụt” tăng trưởng tiềm năng (05/06/2013)

>   Xóa trần chi phí tiếp thị quảng cáo: Đường còn xa? (05/06/2013)

>   Nhiều khi cũng phải có "tiền tươi, thóc thật" (05/06/2013)

>   Hạn chế ứng vốn xây dựng cơ bản cho doanh nghiệp (05/06/2013)

>   Đơn giá hàng dệt may xuất khẩu giảm (05/06/2013)

>   Milano đổi chủ, mở lại cửa hàng (05/06/2013)

>   “Doanh nghiệp không nên trông chờ vào gói kích cầu” (04/06/2013)

>   Kéo gần thị trường khu vực Mỹ Latin cho các doanh nghiệp Việt Nam (04/06/2013)

>   Thị trường xuất khẩu gạo sẽ sáng sủa từ tháng 7 (04/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật