Thứ Tư, 01/05/2013 16:57

TECHNICAL VIEW

Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 02 – 03/05/2013

Chiến lược đầu tư và Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

VN-Index – Sắp test lại vùng 480 – 490 điểm. Những cây nến xanh đỏ dài xen kẽ cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang giằng co rất mạnh. Với việc vùng 480 – 490 điểm đã bị phá vỡ hoàn toàn thì tâm lý thận trọng lại càng lên cao hơn nữa. Đây có thể coi là những dấu hiệu xấu và kịch bản của tháng 05/2012 có thể lặp lại một lần nữa trong năm nay.

Thanh khoản vẫn đang lao dốc và chưa có dấu hiệu dừng lại. Khối lượng khớp lệnh hiện đang dao động dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất (tương đương 45 triệu đơn vị/phiên). Đây là tín hiệu khá bi quan cho thấy thị trường vẫn còn tiềm ẩn các yếu tố bất ổn khi mà tâm lý nhà đầu tư đang bi quan và thận trọng trở lại.

Theo báo hiệu từ nhóm Market Strength thì cung cầu vẫn đang ở trạng thái cân bằng trong 5 phiên giao dịch gần nhất khi mà EMA 5 ngày của Arms tính cho HOSE chỉ duy trì mức 1,14. Điều này chứng tỏ khả năng bứt phá không cao. Trong khi đó, chỉ báo MACD vẫn tiếp tục lao dốc sau khi cho tín hiệu bán và hình thành phân kỳ giá xuống (bearish divergence) ba đoạn với VN-Index.

Vì vậy, việc mua vào mạnh không được giới chuyên môn ủng hộ trong giai đoạn này nếu thanh khoản không phục hồi và VN-Index không vượt lên trên vùng 480 – 490 điểm trong những phiên tới.

HNX-Index – Vùng 57 – 59 điểm liên tục bị test. HNX-Index đang phải chịu sức ép rất lớn từ nhóm MA ngắn hạn (EMA 10, EMA 20...) nên liên tục điều chỉnh và tích lũy trong các phiên gần đây. Điều này khiến cho khả năng hồi phục trở lại của HNX-Index đang ở mức rất thấp.

Theo báo hiệu của nhóm Market Strength thì bên bán vẫn đang chiếm ưu thế áp đảo khi mà EMA 5 ngày của VS-Arms HNX (chỉ số Arms tính cho sàn HNX) hiện đang có giá trị 1.56. Mặc dù Stochastic Oscillator đã về vùng oversold nhưng vẫn chưa cho tín hiệu mua mạnh.

Nếu kịch bản giảm sâu bất ngờ (thrust down) tiếp tục diễn ra trên HNX-Index, chúng tôi tiếp tục kỳ vọng vào khả năng chống đỡ của vùng 57 – 59 điểm. Đây được coi là ngưỡng mạnh nhất trong ngắn hạn và có khối lượng tích lũy lớn nên khó có thể bị phá vỡ.

VS-Market Strength: VS-Arms VN tính cho cả hai sàn ngày 26/04/2013 đạt giá trị 1.17 chứng tỏ cung cầu cân bằng trong phiên này. EMA 5 ngày của VS-Arms VN đang ở mức 1.05 cho thấy cung cầu cân bằng nếu tính trong 5 phiên gần đây.

VS-B/SORD VN (chỉ số Buy Order/Sell Order tính chung cho cả hai sàn HOSE và HNX) đang ở mức trung bình (cụ thể là 0.95) cho thấy Tổng khối lượng của các lệnh đặt mua đang khá cân bằng so với Tổng khối lượng của các lệnh đặt bán trong phiên cuối tuần ngày 26/04/2013.

EMA 5 ngày của VS-B/SORD VN đạt mức 0.54 cho thấy Tổng khối lượng của các lệnh đặt mua đang nhỏ hơn so với Tổng khối lượng của các lệnh đặt bán nếu tính trong 5 phiên gần đây.

VS-LBR VN (chỉ số Large Block Ratio tính chung cho cả hai sàn HOSE và HNX) đã giảm trở lại và đang duy trì ở mức 48%.

EMA 5 ngày của VS-LBR VN đang ở mức 64%. Đây là mức trung bình và nó cho thấy các nhà đầu tư lớn không tham gia mạnh vào thị trường, nếu tính trung bình 5 phiên vừa qua.

II. CHIẾN LƯỢC DANH MỤC ĐẦU TƯ

Cung cầu cân bằng trên cả hai sàn

Cung cầu: Chênh lệch khối lượng mua bán trên sàn HNX trong tuần qua là -1.63 triệu đơn vị, số lệnh đặt mua nhỏ hơn số lệnh đặt bán 4,848 lệnh. Trung bình lệnh mua (4,985 đơn vị/lệnh) nhỏ hơn khá nhiều so với trung bình lệnh bán (4,561 đơn vị/lệnh).

Trên HOSE, chênh lệch khối lượng mua bán là -825,830 triệu đơn vị, số lệnh đặt mua nhỏ hơn số lệnh đặt bán 648 lệnh. Trung bình lệnh mua (2,769 đơn vị/lệnh) cũng lớn hơn so với trung bình lệnh bán (2,759 đơn vị/lệnh).

HNX: Tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HNX hiện nay là: 55.88% cash/ 44.12 stocks. Sau những phiên đảo chiều liên tục, tỷ trọng cổ phiếu trên HNX vẫn đứng ở mức trung bình, cho thấy quan điểm khá thận trọng.

HOSE: Mô hình Định lượng của chúng tôi đưa ra tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HOSE là: 42.82% cash/ 57.18% stocks. Tỷ trọng cổ phiếu trên HOSE chưa tăng mạnh trở lại sau những phiên đảo chiều mạnh trong tuần, chứng tỏ mô hình vẫn đang cho tín hiệu thận trọng trên sàn này.

Nguyễn Quang Minh, Phòng Nghiên cứu Vietstock

ffn

Các tin tức khác

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu chọn lọc: Tuần 02 – 03/05/2013 (30/04/2013)

>   Tín hiệu kỹ thuật từ các Trading System: Tuần 22 – 26/04 (24/04/2013)

>   Tình hình thị trường hiện nay dựa trên lý thuyết về Trader's Remorse (24/04/2013)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: GAS – Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) (26/04/2013)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu chọn lọc: Tuần 22 – 26/04/2013 (21/04/2013)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 22 – 26/04/2013 (21/04/2013)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: DHM - CTCP TM & Khai thác khoáng sản Dương Hiếu (23/04/2013)

>   Tín hiệu kỹ thuật từ các Trading System: Tuần 15 – 18/04 (17/04/2013)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 15 – 19/04/2013 (14/04/2013)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu chọn lọc: Tuần 15 – 19/04/2013 (14/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật