Thứ Sáu, 19/04/2013 14:57

Tái cơ cấu kinh tế vẫn chưa như kỳ vọng

Ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên hàng đầu của việc tái cơ cấu lại nền kinh tế đã được Nhà nước thực hiện trong hơn 3 năm qua, tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, nhiều giải pháp đang thực hiện chỉ xử lý phần ngọn của vấn đề.

Vẫn còn bất ổn

Tại Diễn đàn kinh doanh thường niên lần thứ IV với nội dung “Đổi mới để tồn tại và phát triển” do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức hôm 18-4, Ông Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Kinh tế trung ương, nói dù đưa ra nhiều giải pháp và chính sách để tái cơ cấu nền kin tế và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn nhưng các cơ quan nhà nước vẫn chưa phối hợp tốt giữa “tổng thể và cục bộ” để phát huy hiệu quả của các chính sách hỗ trợ. Chính phủ vẫn chưa dứt khoát với mục tiêu “tăng trưởng ngắn hạn và lạm phát”.

Đây là nguyên nhân của việc dù có ổn định những tính ổn định của nền kinh tế, theo ông Cung, “là còn quá mong manh” và niềm tin của thị trường vẫn ở mức thấp.

Ông Cung cho rằng, một số chính sách hỗ trợ ban hành chủ yếu vì lợi ích của một nhóm doanh nghiệp chứ không phải toàn bộ nền kinh tế. Chính sách vẫn thiên về hành chính hơn là thị trường.

Mức tác động của chính sách được vị phó viện trưởng Viện Kinh tế trung ương mô tả bằng nhiều chữ “không”; không thấy động lực mới, không thấy “hy sinh, đánh đổi”, không cạnh tranh và không có trách nhiệm giải trình.

Thực tế nguồn lực đang được phân bổ bất hợp lý cho nền kinh tế đã làm cho môi trường kinh doanh ngày càng trở nên bất bình đẳng. “Hình như đang có một lực lượng vô hình muốn phục hồi và duy trì hiện trạng về phân bổ nguồn lực cho nền kinh tế”, ông Cung nói. Ông nói tiếp: “Cá nhân tôi không tin là các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đang áp dụng thành công như mong đợi và sẽ làm kéo dài thêm tình trạng trì trệ của doanh nghiệp”.

Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cũng cho rằng, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã bộc lộ sự không phù hợp từ hàng chục năm trước. Thực trạng này “bị che khuất” bởi tăng trưởng kinh tế kéo dài nhưng không bền vững. Những năm gần đây mô hình tăng trưởng kinh tế này đã bộc lộ những bất ổn như tốc độ tăng trưởng suy giảm, nhập siêu lớn và lạm phát cao.

Những việc cần làm ngay

Theo các chuyên gia, để tái cơ cấu nền kinh tế đạt hiệu quả như mong đợi, Nhà nước cần ưu tiêu và gấp rút thực hiện các giải pháp đồng bộ và quyết liệt hơn.

Để chính sách đi vào thực tế đời sống, Nhà nước cần nâng cao chất lượng thể chế và quản trị quốc gia cũng như tăng trách nhiệm giải trình của các cơ quan có liên quan trong việc thực thi chính sách. “Cần phải bỏ ngay lối tư duy và làm chính sách theo lối không quản được thì cấm hoặc hạn chế”, ông Cung nói. Bên cạnh đó, những nhà làm chính sách hạn chế đưa ra những chính sách tùy tiện, thiếu cơ sở khoa học và xa lạ với cuộc sống thường ngày của người dân.

Để kiểm soát quá trình thực thi chính sách, Nhà nước nên sử dụng các chỉ tiêu về chất thay cho các chỉ tiêu về lượng trong việc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch. Mặt khác, chính sách tiếp sức cho doanh nghiệp hiểu quả nhất vẫn là giảm thuế và xóa những khoản phí bất hợp lý trong kinh doanh. Những quy định, rào cản giấy phép và can thiệp hành chính cũng cần nhanh chóng bãi bỏ.

Theo ông Thiên, để tái cơ cấu nền kinh tế thành công, Việt Nam cần xác lập những mô hình tăng trưởng mới. Thay đổi tư duy tăng trưởng và hành động quyết liệt hơn, Việt Nam mới có thể tránh và thoát bẫy thu nhập trung bình. Động lực chính vẫn là thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế dân doanh với 3 trụ cột chính: áp dụng công nghệ cao trong sản xuất trên nền tảng nguồn nhân lực kỹ năng chuyên nghiệp và thúc đẩy liên kết quốc tế.

Ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), cho rằng, lựa chọn các quan hệ chiến lược thông qua hội nhập vào các tổ chức và liên kết kinh tế mới như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay ASEAN +1, ASEAN + 3, ASEAN + 6 cũng là động lực lớn để Việt Nam cải cách kinh tế.

Ban Mai

tbktsg

Các tin tức khác

>   Samsung ơi, lợi đâu chẳng thấy... (19/04/2013)

>   Tháo gỡ khó khăn cho DN: Nếu Chính phủ lắng nghe... (19/04/2013)

>   Nhiều dấu hiệu đáng báo động với doanh nghiệp (19/04/2013)

>   Lo sốt vó vì tăng trưởng nhanh (19/04/2013)

>   Thu hút FDI vào khu kinh tế, công nghiệp phía Nam (18/04/2013)

>   2012, hơn 54.200 DN giải thể và ngừng hoạt động (18/04/2013)

>   Thủ tướng chỉ đạo: "Khẩn trương cổ phần hóa cảng biển lớn" (18/04/2013)

>   Huawei xem Viettel, VNPT là “đối tác lớn nhất” (18/04/2013)

>   Starbucks gọi, sao Highlands chưa trả lời? (18/04/2013)

>   Hai vai chẳng cân (18/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật