Thứ Sáu, 22/03/2013 10:43

Nỗi lo hậu AMC

Thời điểm Công ty Quản lý tài sản quốc gia (AMC) ra đời đã cận kề, bởi Đề án Thành lập AMC chỉ còn chờ hoàn tất thủ tục giấy tờ. Không chỉ ngân hàng, mà doanh nghiệp cũng chờ đợi điều này từ lâu, với kỳ vọng, AMC sẽ tác động tích cực tới quá trình xử lý nợ xấu của nền kinh tế.

Sự tích cực này thể hiện ở nhiều khía cạnh

Một là, việc AMC mua lại khoản nợ xấu của doanh nghiệp sẽ giúp bảng cân đối tài sản của ngân hàng “sạch” hơn, ngân hàng có điều kiện đẩy vốn ra cho đối tượng khách hàng khác vay.

Hai là, khi khoản nợ xấu đã được AMC cơ cấu và mua lại, doanh nghiệp có thể tiếp tục vay vốn của ngân hàng để sản xuất, kinh doanh.

Ba là, theo quy trình xử lý thông thường, khi mua lại nợ xấu, AMC sẽ phát hành giấy tờ có giá cho ngân hàng. Điều này đồng nghĩa, các khoản nợ xấu bị “chôn” ở ngân hàng có thể trở thành dòng vốn lưu thông trên thị trường.

Kỳ vọng lớn là vậy, nhưng cũng còn nhiều mối lo đặt ra cho thời kỳ “hậu AMC”.

Trước hết là việc sau khi mua nợ từ ngân hàng, AMC sẽ bán nợ như thế nào? Thực tế cho thấy, thị trường mua bán nợ kém phát triển hiện nay có thể khiến AMC phải bán các khoản nợ xấu với giá thấp, thậm chí là không bán được. Điều này sẽ tác động không nhỏ tới hoạt động của ngân hàng, doanh nghiệp, thậm chí cả thị trường vốn.

Nói cách khác, việc chuyển giao nợ xấu sang AMC chỉ như một hình thức giãn nợ, còn trách nhiệm chính về khoản nợ xấu vẫn thuộc về ngân hàng. Đến kỳ đáo hạn các giấy tờ có giá mà AMC vẫn chưa bán được nợ, thì nợ xấu sẽ quay lại ngân hàng.

Nỗi lo này là hoàn toàn có cơ sở, bởi Việt Nam hiện còn thiếu nhiều yếu tố để hoạt động mua bán nợ phát triển, như kinh nghiệm, khung thể chế để giải quyết nợ xấu, các quy định về phá sản, quy định để nhà đầu tư nước ngoài tham gia xử lý nợ xấu.

Về lâu dài, những dự báo chưa mấy lạc quan về nền kinh tế trong vài ba năm tới cũng là một trở ngại của việc mua bán nợ xấu, do nền kinh tế còn khó khăn và tất yếu, các khoản nợ xấu chưa thực sự hấp dẫn người mua. Bên cạnh đó, thực trạng thông số nợ xấu chưa thật chính xác hiện nay cũng là một khó khăn cho công tác xử lý nợ xấu của AMC. Theo khuyến cáo của các tổ chức tài chính quốc tế, muốn xử lý nợ xấu hiệu quả, việc cần làm trước tiên là phải ghi nhận nợ một cách đầy đủ, chính xác, làm cơ sở cho việc phân loại, xử lý nợ.

Chỉ khi giải quyết được vướng mắc trên, AMC mới đáp ứng được kỳ vọng giải quyết nợ xấu dứt điểm, hiệu quả, chứ không chỉ là một hình thức giãn nợ hay tạm che lại các khoản nợ xấu.

Thùy Liên

đầu tư

Các tin tức khác

>   Ngân hàng thừa tiền, tín dụng vẫn tắc (22/03/2013)

>   Thị trường vàng sắp đón nguồn cung lớn (22/03/2013)

>   Lãi suất cho vay sẽ giảm? (21/03/2013)

>   Chính phủ sẽ phê duyệt Nghị định thành lập AMC trong tuần này (21/03/2013)

>   Hóa giải nút thắt tín dụng phải đồng bộ (21/03/2013)

>   Doanh nghiệp ngại vay, tín dụng ngoại tệ giảm (21/03/2013)

>   Công ty Cho thuê tài chính: Thua lỗ và nợ xấu (21/03/2013)

>   NHNN: Kết quả điều hành chính sách tiền tệ 2 tháng đầu năm 2013 (21/03/2013)

>   Gói hỗ trợ lãi vay 6%/năm: Khó giải quyết được hàng tồn (21/03/2013)

>   Quản lý Quỹ Hapaco kêu cứu về 500 tỷ đồng bị “ngâm” tại SCB (21/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật