Điểm mặt 3 “thiên đường thuế” đầu tư mạnh vào Việt Nam (Phần cuối)
"Thiên đường thuế" Bermuda: 1 trong 3 quần đảo có vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam
Là một quần đảo nhỏ với diện tích lãnh thổ chỉ vỏn vẹn 53.3 km², “thiên đường thuế” Bermudal là địa chỉ đăng ký kinh doanh ưu thích của các công ty Mỹ. Gần đây nhất, “gã khổng lồ” Goolge bị nghi ngờ đã trốn 2 tỷ USD tiền thuế năm 2011 bằng cách chuyển giá vào một công ty tại đây.
* Phần 1: Điểm mặt 3 “thiên đường thuế” đầu tư mạnh vào Việt Nam
* Phần 2: Quần đảo Virgin (BVI) áp đảo về FDI vào Việt Nam
Tại Việt Nam, Bermuda là một trong ba quần đảo có lượng vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Tính đến 20/11/2012, Bermuda có tổng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam là 211.6 triệu USD, xếp vị trí 33 trong tổng số 98 đối tác nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Nền kinh tế
Bermuda (còn gọi là Quần đảo Bermudas hay Đảo Somers) là một lãnh thổ nước ngoài thuộc Anh ở Bắc Đại Tây Dương, được đặt theo tên của thuyền trưởng người Tây Ban Nha Juan de Bermúdez – người phát hiện ra quần đảo này vào năm 1505. Bermuda có diện tích 53.3 km², dân số 67,163 người (ước tính năm 2007) và thủ đô là Hamilton.
Năm 1970, Bermuda đã chuyển sang sử dụng đồng đôla Bermuda và neo theo đồng USD tương tự như Hồng Kông thay cho đồng bảng Bermuda. Tại quần đảo này, tiền của Mỹ có thể được sử dụng để trao đổi tương tự như tiền giấy và tiền xu của Bermuda cho hầu hết các chi tiêu. Tuy nhiên, các ngân hàng sẽ tính phí đối với việc mua vào đồng USD bằng đồng đôla Bermuda. Cơ quan Tiền tệ Bermuda có chức năng phát hành tất cả các loại tiền giấy và tiền xu cũng như chịu trách nhiệm ban hành các quy định về các tổ chức tài chính.
Theo Cơ quan Thống kê Kinh tế của Chính phủ Bermuda, GDP năm 2007 của hòn đảo này đạt 5.85 tỷ USD, tương đương GDP đầu người 91,477 USD, mức cao nhất trên thế giới.
“Thiên đường thuế”
Đặc điểm chung của các “thiên đường thuế” là mức thuế suất thấp và mức độ bảo mật thông tin tài sản của các doanh nghiệp và cá nhân rất cao. Ngoài ra, thủ tục thành lập doanh nghiệp lại dễ dàng với lệ phí thành lập và duy trì doanh nghiệp thấp.
Nhờ những lợi thế trên mà các “thiên đường thuế” thu hút được dòng vốn đầu tư khổng lồ. Rất nhiều doanh nghiệp đã được thành lập tại các quốc gia và vùng lãnh thổ này để đầu tư sang các quốc gia khác.
Và cũng bởi các quy định quá thông thoáng nên những các quốc gia và vùng lãnh thổ trên được xem là nơi dung túng cho việc trốn thuế và dẫn đến mối lo ngại về hoạt động không hợp lệ của các doanh nghiệp như lừa đảo, rửa tiền, chuyển giá, thao túng hoặc tài trợ khủng bố.
Một số “thiên đường thuế” nổi tiếng trên thế giới chủ yếu tập trung ở vùng biển Caribe và Thái Bình Dương, bao gồm Bermuda, British Virgin Islands (BVI), Quần đảo Cayman, Jersey, Luxembourg, New Zealand, Singapore, Bahamas, Panama, Tiểu bang Delaware (Mỹ), Luxembourg, Thụy Sỹ, London (Anh), Ireland, Bỉ, Hồng Kông, Guernsey, Isle of Man…
|
Làn sóng mua nhà đã trở thành một trong những vấn đề đáng lưu ý trong giai đoạn phát triển đỉnh điểm của hoạt động kinh doanh tại Bermuda vào năm 2005. Tuy nhiên, hoạt động này đã dần suy yếu cùng với đà sụt giảm của giá bất động sản. CIA World Factbook đã liệt kê mức giá bình quân của một căn nhà tại thời điểm tháng 6/2003 ở mức 976,000 USD trong khi các công ty bất động sản cho biết mức giá này đã tăng lên tới 1.6-1.8 triệu USD vào năm 2007 dù các con số cao như vậy đã gây ra nhiều tranh cãi.
Lĩnh vực tài chính
Bermuda là một trung tâm tài chính nước ngoài do các chuẩn mực tối thiểu về luật lệ và quy định kinh doanh cũng như việc đánh thuế trực tiếp lên thu nhập cá nhân và doanh nghiệp. Bermuda cũng là một trong những lãnh thổ đánh thuế tiêu dùng cao nhất trên thế giới.
Bên cạnh đó, lãnh thổ này còn đánh thuế đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu thay cho hệ thống thuế thu nhập. Thuế tiêu dùng của Bermuda tương đương với thuế thu nhập áp dụng đối với những người dân trong lãnh thổ nhằm cung cấp nguồn vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng và dự án công.
Hệ thống thuế tại Bermuda phụ thuộc vào các loại thuế nhập khẩu, thuế nhu nhập và thuế tiêu dùng trong khi hệ thống pháp lý lại xuất phát từ Anh nên phụ thuộc vào phán quyết cuối cùng của tòa án Anh. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư nước ngoài, việc mở tài khoản ngân hàng hoặc đăng ký thuê bao di động cũng như dịch vụ internet là không hề dễ dàng.
Các việc làm trong lĩnh vực công, hoạt động kinh doanh ở nước ngoài và du lịch là các lĩnh vực lớn nhất của nền kinh tế Bermuda. Tuy nhiên một báo cáo được công bố vào tháng 9/2009 cho thấy ngày càng có nhiều công ty đang chuyển từ Bermuda sang Ireland nhằm tìm kiếm một môi trường hoạt động ổn định hơn.
Hiện có rất nhiều công ty bảo hiểm quốc tế lớn đang hoạt động tại Bermuda. Tính tổng cộng, có hơn 15,000 công ty quốc tế được miễn thuế đã đăng ký với Cơ quan Đăng ký Kinh doanh tại Bermuda nhưng hầu hết đều không có văn phòng và nhân viên.
Khoảng 400 chứng khoán đã niêm yết, trong đó khoảng 300 là các quỹ nước ngoài và các tổ chức đầu tư bị thu hút bởi môi trường pháp lý tại Bermuda. Sàn chứng khoán Bermuda là nơi niêm yết và giao dịch của các công cụ thị trường vốn như cổ phiếu, giấy tờ nợ và chứng chỉ quỹ (bao gồm các quỹ đầu cơ) và các chứng chỉ lưu ký. Sàn Chứng khoán Bermuda (BSX) là một thành viên của Liên đoàn Các sàn giao dịch thế giới (WFE) và có trụ sở tại một quốc gia thành viên của OECD.
Du lịch là lĩnh vực lớn thứ hai của Bermuda, thu hút được hơn 500,000 lượt du lích mỗi năm, trong đó hơn 80% đến từ Mỹ. Số còn lại đến từ Canada và Anh.
Một số tổ chức tài chính tên tuổi trên thế giới hiện diện tại BVI bao gồm HSBC, Butterfield Bank Limited, Capital G Bank Limited, Royal Bank of Canada…
Một số hình ảnh về Bermuda:
Phước Phạm (Vietstock)
FFN
|