Điểm mặt 3 “thiên đường thuế” đầu tư mạnh vào VN
Một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có được coi là thiên đường về thuế. Đặc điểm chung của các “thiên đường thuế” (tax haven) này là mức thuế suất thấp và mức độ bảo mật thông tin tài sản của các doanh nghiệp và cá nhân rất cao.
Ngoài ra, các “thiên đường thuế” còn sở hữu một số lợi thế khác như loại hình doanh nghiệp đa dạng, thủ tục thành lập doanh nghiệp dễ dàng cũng như lệ phí thành lập và duy trì doanh nghiệp thấp.
Nhờ những lợi thế trên mà rất nhiều doanh nghiệp đã được thành lập tại các quốc gia và vùng lãnh thổ này để đầu tư sang các quốc gia khác, tạo điều kiện cho các “thiên đường thuế” thu hút được dòng vốn đầu tư khổng lồ.
Tuy nhiên, do các quy định quá thông thoáng nên những các quốc gia và vùng lãnh thổ trên được xem là nơi dung túng cho việc trốn thuế và dẫn đến mối lo ngại về hoạt động không hợp lệ của các doanh nghiệp như lừa đảo, rửa tiền, chuyển giá, thao túng hoặc tài trợ khủng bố.
Một số “thiên đường thuế” nổi tiếng trên thế giới chủ yếu tập trung ở vùng biển Caribe và Thái Bình Dương, bao gồm Bermuda, British Virgin Islands (BVI), Quần đảo Cayman, Jersey, Luxembourg, New Zealand, Singapore, Bahamas, Panama, Tiểu bang Delaware (Mỹ), Luxembourg, Thụy Sỹ, London (Anh), Ireland, Bỉ, Hồng Kông, Guernsey, Isle of Man…
Trong đó có ba quần đảo có lượng vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam là Quần đảo Cayman, British Virgin Islands (BVI) và Bermuda.
Quần đảo Cayman: Top 9 đối tác đầu tư mạnh vào Việt Nam
Cayman là quần đảo có số doanh nghiệp nhiều hơn người dân. VinaCapital, IndochinaCapital, Mekong Capital, Saigon Asset Management Corporation đều là những công ty quản lý quỹ hoạt động mạnh tại Việt Nam đến từ Cayman. Trong tháng 11 vừa qua, có một quỹ đầu tư đến từ Cayman đã bất ngờ mua vào 3 triệu cổ phiếu VNM của Vinamilk là Dempsey Hill Asia Master Fund.
Hiện Cayman thuộc top 9 đối tác đầu tư mạnh vào Việt Nam tính đến 20/11/2012 với 54 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 7.5 tỷ USD.
Top 10 đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất tại Việt Nam
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/11/2012)
|
Quần đảo này là một trung tâm tài chính nước ngoài (Offshore Financial Center – OFC) lớn trên thế giới. Cayman gồm ba hòn đảo là Grand Cayman, Cayman Brac và Little Cayman với tổng diện tích 264 km2; thủ đô là George Town. Đây là một lãnh thổ bên ngoài thuộc Anh, nằm ở phía Tây vùng biển Caribe, phía Tan của Cuba và phía Tây Bắc Jamaica.
Điểm đặc biệt tại quần đảo này là số doanh nghiệp đã đăng ký còn nhiều hơn cả số lượng người dân. Ước tính mới nhất cho thấy dân số của Quần đảo Cayman đến giữa 2011 ở vào khoảng 56,000 người với hơn 100 quốc tịch và khoảng một nửa trong số này là người có nguồn gốc Cayman.
Danh tiếng và sự phổ biến của Quần đảo Cayman ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là tại châu Á vì đây là một trong hai trung tâm tài chính nước ngoài được phép đưa doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông. Quần đảo Cayman đã thành lập sàn chứng khoán của mình vào năm 1997.
Nền kinh tế
Với thu nhập bình quân khoảng 47,000 KYD (57,316 USD), người dân Cayman có mức sống cao nhất tại vùng biển Caribe. Theo số liệu của CIA World Factbook, GDP bình quân đầu người của Quần đảo Cayman cao thứ 14 trên thế giới. Quần đảo này có đồng tiền riêng là KYD và được neo theo đồng USD với tỷ giá cố định 1 KYD đổi được 1.25 USD.
Người dân và các doanh nghiệp tại quần đảo này không phải nộp thuế nên không có các loại thuế như thuế thu thập cá nhân, thuế thặng dư vốn và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Phần lớn nguồn thu của Chính phủ đến từ việc đánh thuế gián tiếp. Các hàng hóa nhập khẩu vào Cayman bị đánh mức thuế từ 5%-22% (riêng các loại xe ô tô bị đánh thuế tới 29.5%-100%). Một số ít hàng hóa được miễn thuế bao gồm sách, máy ảnh và bình sữa em bé.
Ngày 15/07/2012, Thủ tướng Quần đảo là Cayman McKeeva Bush đã tuyên bố áp dụng “phí củng cố cộng đồng” dưới dạng thuế thu nhập đối với những công nhân xa xứ còn người dân Cayman không phải đóng loại thuế này. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Quần đảo Cayman đánh thuế trực tiếp lên thu nhập. Thủ tướng Bush cũng tuyên bố áp dụng mức phí 5% đối với một số công việc nhất định do doanh nghiệp chi trả. Tuy nhiên, kế hoạch đánh thuế thu nhập đã thất bại trước khi được áp dụng.
Lĩnh vực dịch vụ Tài chính
Quần đảo Cayman là một trung tâm tài chính quốc tế lớn với các lĩnh vực chủ chốt là ngân hàng, thành lập quỹ đầu cơ và đầu tư, sản phẩm chứng khoán hóa và tài chính phân lớp, bảo hiểm nội bộ và các hoạt động doanh nghiệp nói chung. Việc ban hành các quy định và giám sát lĩnh vực dịch vụ tài chính thuộc trách nhiệm của Cơ quan Tiền tệ Quần đảo Cayman (CIMA).
Cayman là trung tâm ngân hàng lớn thứ 5 trên thế giới với tổng vốn huy động lên đến 1.5 ngàn tỷ USD. Quần đảo này gồm 279 ngân hàng (số liệu từ tháng 6/2008), trong đó đến 260 ngân hàng được cấp phép chỉ để hoạt động trên thị trường quốc tế còn hoạt động trong nước rất giới hạn. Lĩnh vực dịch vụ tài chính đóng góp 1.2 tỷ KYD (1.46 tỷ USD) vào GDP năm 2007 (chiếm 55% tổng quy mô nền kinh tế), tạo ra 36% công ăn việc làm và mang lại 40% nguồn thu cho Chính phủ.
Năm 2010, Cayman đứng thứ 5 trên thế giới xét về giá trị nguồn vốn huy động tại quần đảo này và đứng thứ 6 toàn cầu xét về tài sản. 40 trong số 50 ngân hàng lớn nhất thế giới đã thành lập chi nhánh tại Cayman, trong đó có HSBC, Deutsche Bank, UBS và Goldman Sachs. Ngoài ra còn có một số nhà cung cấp dịch vụ khác, bao gồm các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới; các công ty luật như Maples & Calder và các công ty quản lý tài sản như tập đoàn tư vấn tài chính và ngân hàng tư nhân Rothschilds.
Kể từ khi ban hành bộ luật về quỹ tương hỗ vào năm 1993 được nhiều nước trên thế giới áp dụng theo, Quần đảo Cayman đã xây dựng được các quy định về quỹ đầu cơ nước ngoài hàng đầu thế giới. Tháng 6/2008, quần đảo này đã chấp thuận 10,000 đơn đăng ký của các quỹ đầu cơ và trong năm kết thúc tháng 6/2008, CIMA báo cáo tốc độ tăng trưởng ròng của các quỹ đầu cơ là 12%.
Tuy nhiên, bắt đầu từ nửa cuối thập niên 1990, các trung tâm tài chính nước ngoài, trong đó có Quần đảo Cayman, chịu sức ép ngày càng lớn từ Cơ quan Hợp tác và Phát triển Kinh tế (EOCD) vì cơ chế thuế được cho là có hại. Cơ quan này muốn ngăn chặn việc áp dụng các cơ chế thuế nhằm trục lợi từ thị trường toàn cầu và đe dọa đưa Quần đảo Cayman vào “danh sách đen” và áp dụng một số hình phạt.
Cayman đã thoát khỏi nguy cơ này vào năm 2000 khi cam kết tiến hành cải cách các quy định nhằm gia tăng tính minh bạch và bắt đầu trao đổi thông tin về công dân của những nước này với các quốc gia thành viên của OECD.
Năm 2004, trước sức ép từ Anh, Quần đảo Cayman đồng ý về nguyên tắc việc thực hiện EUSD (European Union Savings Directive) nhưng vẫn đảm bảo được một số lợi ích cho lĩnh vực dịch vụ tài chính tại quần đảo này. Vì Quần đảo không phụ thuộc vào luật pháp của EU nên việc thực thi EUSD cũng chính là thỏa thuận song phương giữa mỗi quốc gia thành viên EU và Cayman. Chính phủ Cayman cũng đã đồng ý về một thỏa thuận chuẩn quy định cách thực hiện EUSD đối với quần đảo này.
Đến ngày 04/05/2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố kế hoạch ngăn chặn việc sử dụng các trung tâm tài chính của các tập đoàn đa quốc gia. Trong bài phát biểu của mình, ông cho rằng Quần đảo Cayman là một “thiên đường thuế”. Ngày tiếp theo, Hiệp hội Dịch vụ Tài chính Quần đảo Cayman đã gửi thư ngỏ đến Tổng thống Obama trình bày chi tiết vai trò của Cayman trong hệ thống tài chính quốc tế và giá trị đối với hệ thống tài chính Mỹ.
Một số hình ảnh về Cayman:
* Phần 2: Quần đảo Virgin (BVI) áp đảo về FDI vào Việt Nam
* Phần 3: Thiên đường thuế Bermuda - Địa chỉ đăng ký kinh doanh ưa thích của các công ty Mỹ
-------------------------------------------------
* Rửa tiền thời toàn cầu hóa (P2): Bí mật chiêu thức
* 10 thiên đường ưu đãi thuế hàng đầu thế giới
* Công ty Mỹ đua tìm “thiên đường thuế” mới
* 46 nước và khu vực trong danh sách đen về thuế của OECD
Phước Phạm (Vietstock)
FFN
|