Thứ Năm, 03/01/2013 17:24

Điểm mặt 3 “thiên đường thuế” đầu tư mạnh vào Việt Nam (Phần 2)

“Thiên đường thuế” BVI: Áp đảo về FDI vào Việt Nam

Quần đảo Virgin thuộc Anh (BVI) là một trong những “thiên đường thuế” nổi tiếng và áp đảo về FDI vào Việt Nam khi đứng vị trí thứ 5 trong tổng số 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Quần đảo chỉ có diện tích khoảng 153 km2 và dân số 27,800 người.

Dragon Capital, Indochina Capital Adviser, Vietnam Asset Management Ltd, Vinacapital Investment Management Ltd, PXP Vietnam Asset Management Ltd, Vietnam Holding Asset Management Ltd, Clear Water Capital Partner Singapore PTE Ltd là những công ty quản lý quỹ lớn tại Việt Nam đến từ quần đảo này.

Top 10 đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất tại Việt Nam
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/11/2012)

Vị trí địa lý

Quần đảo Virgin thuộc Anh (British Virgin Islands - BVI) là lãnh thổ nước ngoài thuộc Anh, nằm ở vùng biển Caribe và phía Đông của Puerto Rico. BVI là một phần của Quần đảo Virgin, các hòn đảo còn lại quần đảo này tạo thành Quần đảo Virgin thuộc Mỹ và Quần đảo Virgin thuộc Tây Ban Nha.

“Thiên đường thuế”

Đặc điểm chung của các “thiên đường thuế” là mức thuế suất thấp và mức độ bảo mật thông tin tài sản của các doanh nghiệp và cá nhân rất cao. Ngoài ra, thủ tục thành lập doanh nghiệp lại dễ dàng với lệ phí thành lập và duy trì doanh nghiệp thấp.

Nhờ những lợi thế trên mà các “thiên đường thuế” thu hút được dòng vốn đầu tư khổng lồ. Rất nhiều doanh nghiệp đã được thành lập tại các quốc gia và vùng lãnh thổ này để đầu tư sang các quốc gia khác.

Và cũng bởi các quy định quá thông thoáng nên những các quốc gia và vùng lãnh thổ trên được xem là nơi dung túng cho việc trốn thuế và dẫn đến mối lo ngại về hoạt động không hợp lệ của các doanh nghiệp như lừa đảo, rửa tiền, chuyển giá, thao túng hoặc tài trợ khủng bố.

Một số “thiên đường thuế” nổi tiếng trên thế giới chủ yếu tập trung ở vùng biển Caribe và Thái Bình Dương, bao gồm Bermuda, British Virgin Islands (BVI), Quần đảo Cayman, Jersey, Luxembourg, New Zealand, Singapore, Bahamas, Panama, Tiểu bang Delaware (Mỹ), Luxembourg, Thụy Sỹ, London (Anh), Ireland, Bỉ, Hồng Kông, Guernsey, Isle of Man…

Trong đó có ba quần đảo có lượng vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam là Quần đảo Cayman, British Virgin Islands (BVI) và Bermuda.

Với diện tích khoảng 153 km2 và dân số 27,800 người, BVI bao gồm một số hòn đảo chính là Tortola, Virgin Gorda, Anegada và Jost Van Dyke cùng với hơn 15 hòn đảo nhỏ khác. Khoảng 15% diện tích của quần đảo này không có người dân sinh sống. Thủ đô Road Town nằm trên hòn đảo lớn nhất Tortola với dân số xấp xỉ 23,000 người.

Người dân BVI được xem là công dân của các lãnh thổ nước ngoài thuộc Anh và đã chính thức trở thành công dân Anh từ năm 2002. Dù lãnh thổ này không phải là một phần của Liên minh châu Âu (EU) và không phụ thuộc vào luật pháp của EU nhưng công dân của quần đảo này vẫn được xem là công dân EU.

Do mối liên hệ chặt chẽ từ trước tới nay với Quần đảo Virgin thuộc Mỹ, BVI đã sử dụng đồng USD làm đơn vị tiền tệ của ḿnh kể từ năm 1959.

Nền kinh tế và lĩnh vực tài chính

Nền kinh tế của Quần đảo BVI thuộc hàng thịnh vượng nhất vùng biển Caribe. Theo số liệu của CIA World Factbook, vào năm 2004 quần đảo này có GDP đầu người cao thứ 12 trên thế giới. Hai trụ cột chính của nền kinh tế là dịch vụ tài chính (đem lại khoảng 60% nguồn thu công) và du lịch (đóng góp gần 40% còn lại).

Về mặt chính trị thì lĩnh vực du lịch có tầm quan trọng lớn hơn vì tạo nhiều công ăn việc làm hơn cho người dân trong quần đảo và hầu hết các doanh nghiệp thuộc ngành du lịch đều thuộc sở hữu của lãnh thổ này.

Theo đó, vào giữa thập niên 1980, Chính phủ bắt đầu cho phép các công ty nước ngoài đăng ký hoạt động tại nước này và phí cấp phép cho các công ty đóng góp khoảng 51.8% nguồn thu của Chính phủ.

Theo số liệu thống kê chính thức đến 30/06/2012, có 447,801 công ty BVI đang hoạt động. Không có số liệu thống kê chính thức mới nhất về tổng số doanh nghiệp đã đóng cửa hoặc giải thể nhưng theo ước tính con số này có thể ở vào khoảng 950,000. Nhiều doanh nghiệp trong số này ban đầu được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Quốc tế 1984 nhưng hiện đã đổi thành Luật Doanh nghiệp BVI 2004.

Năm 2000, Chính phủ Anh yêu cầu KPMG thực hiện một báo cáo tổng quan về ngành tài chính nước ngoài và báo cáo cho thấy gần 41% doanh nghiệp nước ngoài trên thế giới được thành lập tại BVI. Hiện BVI là một trong những trung tâm tài chính nước ngoài hàng đầu thế giới và tự hào là một trong những nước có GDP đầu người cao nhất tại vùng biển Caribe.

Bên cạnh các loại hình doanh nghiệp cơ bản, BVI cũng thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn và các công ty tín thác nhưng những loại hình này không phổ biến.

Ngày 12/04/2007, Financial Times đưa tin BVI có nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ hai trên thế giới sau Hồng Kông với 123 tỷ USD. Gần như toàn bộ số tiền này đều được đầu tư vào ngành tài chính nước ngoài của lãnh thổ này.

Bên cạnh đó, BVI cũng phát triển một số sản phẩm dịch vụ tài chính, đáng chú ý nhất trong số đó là việc thành lập và quy định hoạt động của các quỹ đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, BVI còn là điểm đến lớn thứ hai cho việc thành lập các quỹ đầu tư nước ngoài (sau Quần đảo Cayman) với 2,422 quỹ mở được cấp phép tính đến 30/06/2012 (không có thống kê chính thức về quỹ đóng vì BVI không có quy định về loại hình quỹ này).

Kể từ năm 2001, các dịch vụ tài chính tại BVI do Ủy ban Dịch vụ Tài chính của lãnh thổ quy định.

BVI phụ thuộc nhiều vào số công nhân nhập cư và hơn 50% lượng công nhân trên quần đảo này là người nước ngoài. Lực lượng lao động ước tính ở vào khoảng 12,770 người, trong đó xấp xỉ 59.4% làm việc trong lĩnh vực dịch vụ nhưng chưa tới 0.6% làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.

Một số tổ chức tài chính tên tuổi trên thế giới hiện diện tại BVI bao gồm Barclays Bank PLC, HSBC, Barrington Bank, First Bank Virgin Islands, First Caribbean International Bank, VP Bank (BVI) Limited.

Một số hình ảnh về BVI:

 

 

 

 

Đọc thêm:

* Phần 1: Quần đảo Cayman - Top 9 đối tác đầu tư mạnh vào Việt Nam

* Phần 3: Thiên đường thuế Bermuda - Địa chỉ đăng ký kinh doanh ưa thích của các công ty Mỹ 

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Điều hành giá và nguy cơ tiềm ẩn (28/12/2012)

>   Chỉ số giá tiêu dùng 2012: Mừng và lo (28/12/2012)

>   Tăng trưởng kinh tế Thủ đô: 3 kịch bản, 1 mục tiêu (28/12/2012)

>   Năm 2012, tổng sản phẩm nội địa Hà Nội tăng 8,1% (27/12/2012)

>   Điểm mặt 3 “thiên đường thuế” đầu tư mạnh vào VN (27/12/2012)

>   2013: Nguy cơ khó kiểm soát lạm phát vẫn tiềm ẩn (27/12/2012)

>   Kiểm soát giá cả, lạm phát ngay từ đầu năm 2013 (27/12/2012)

>   Những sự kiện kinh tế 2012 (27/12/2012)

>   Kinh tế năm 2012: Nhìn lượng, băn khoăn chất (27/12/2012)

>   Chính sách tiền tệ 2013: Cần ưu tiên kiềm chế lạm phát (27/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật