Thứ Tư, 12/12/2012 11:39

TPHCM: Cuối năm tín dụng đổ vào sản xuất

Ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho rằng, chính sách tiền tệ, tín dụng, lãi suất thời gian qua đã phát huy tác dụng. Trong đó chính sách cơ cấu lại nợ cho DN, điều chỉnh lãi vay cũ xuống dưới 15%/năm và áp dụng lãi suất với các khoản vay mới 13%/năm cho bốn nhóm lĩnh vực ưu tiên đã góp phần phục hồi kinh tế.

Tín dụng đang khởi sắc trở lại nhờ sản xuất cuối năm ấm dần. Chẳng hạn như ở TP. Hồ Chí Minh, tăng trưởng tín dụng phục hồi liên tiếp từ tháng 8 đến nay. Cụ thể tín dụng tháng 8 tăng 1,2% so với tháng 7, tháng 9 tăng 1,7%, tháng 10 tăng 2,16%, dự báo cả năm 2012 dư nợ tín dụng thành phố sẽ tăng 5,4% so với năm 2011. Tín dụng tăng trưởng trở lại đang thấm vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo thống kê giá trị sản xuất công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh đến tháng 11 tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ trên địa bàn tăng 13,3%, xuất khẩu cũng có mức tăng 12,3% so với cùng kỳ. Đặc biệt, lãnh đạo các NHTM cho biết, nhu cầu vốn đang tăng mạnh do các DN đẩy mạnh sản xuất, dự trữ hàng hóa phục vụ Tết. Nắm bắt nhu cầu này, một số ngân hàng ở TP. Hồ Chí Minh đã tiếp thị vốn đến tận quầy sạp của tiểu thương.

Nhu cầu vốn tăng trở lại không chỉ của những DN sản xuất hàng hóa tiêu thụ nội địa, mà các nhà xuất khẩu cũng bắt đầu tái đầu tư sau khi ký được các đơn hàng mới trong thời gian gần đây. Ngân hàng HSBC vừa công bố, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam trong tháng 11 đã lên mức 50,05 điểm, tăng 1,8 điểm so với tháng 10. Chỉ số này thể hiện số lượng và đơn đặt hàng tăng trở lại sau 14 tháng liên tiếp nằm dưới ngưỡng trung bình (50%). Những yếu tố này đang giúp DN tháo gỡ tình trạng hàng tồn kho chồng chất suốt thời gian qua và cơ hội vay vốn sản xuất chu kỳ mới đang mở ra.

Bên cạnh đó định hướng tín dụng năm 2012 hướng vào sản xuất kinh doanh là rất rõ, “riêng dư nợ bốn nhóm lĩnh vực ưu tiên cả năm nay trên địa bàn dự ước mức tăng thêm khoảng 28.000 tỷ đồng” – một lãnh đạo NHNN TP. Hồ Chí Minh thông tin. Trong khi đó dư nợ cho vay chứng khoán, bất động sản năm 2012 được NHNN đánh giá phát sinh rất thấp, phần lớn các khoản vay cho lĩnh vực phi sản xuất nằm ở diện mua xe và sửa chữa nhà cửa.

Theo báo cáo của NHNN TP. Hồ Chí Minh, cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong năm 2012 chiếm khoảng 84% -86% trên tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn. Tín dụng hồi phục đang hướng vào sản xuất kinh doanh những tháng cuối năm.

Ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho rằng, chính sách tiền tệ, tín dụng, lãi suất thời gian qua đã phát huy tác dụng. Trong đó chính sách cơ cấu lại nợ cho DN (nhưng không chuyển nhóm nợ), điều chỉnh lãi vay cũ xuống dưới 15%/năm và áp dụng lãi suất với các khoản vay mới 13%/năm cho bốn nhóm lĩnh vực ưu tiên đã góp phần phục hồi kinh tế.

Một chuyên gia tài chính cho rằng thị trường tiền tệ ổn định, nếu lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh tiếp tục được duy trì, nút thắt nguyên vật liệu tồn kho của DN sẽ sớm được tháo gỡ, ngân hàng sẽ mở rộng được tín dụng.

Nguyễn Đức

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   TrustBank đang tích cực tái cơ cấu (12/12/2012)

>   Những rào cản trong việc xử lý nợ xấu ở Việt Nam (12/12/2012)

>   Ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động dài hạn (12/12/2012)

>   Tín dụng bất động sản năm tới có gì mới? (12/12/2012)

>   “Rã đông” bất động sản bằng lãi suất (11/12/2012)

>   Giao dịch liên quan của ngân hàng: “Tảng băng chìm” cần được bóc tách (10/12/2012)

>   Tổng giám đốc HSBC nói về nợ xấu ngân hàng (10/12/2012)

>   Khủng hoảng tài chính nghĩ đến cách làm mới (10/12/2012)

>   Chọn mô hình xử lý nợ xấu (10/12/2012)

>   Vai trò thực chất của Hội đồng sáng lập ngân hàng là gì? (10/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật