Tổng giám đốc HSBC nói về nợ xấu ngân hàng
Trong cuộc trao đổi với ĐTCK xung quanh vấn đề giải quyết nợ xấu, ông Sumit Dutta, Tổng giám đốc Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) cho rằng, bên cạnh các giải pháp khẩn trương trước mắt, hệ thống ngân hàng Việt Nam cần cải thiện tính chuyên nghiệp để phát triển tốt hơn nữa trong dài hạn.
Ông Sumit Dutta
|
Đánh giá của ông về vấn đề nợ xấu ở Việt
Nam?
Tôi nghĩ mọi chuyện bắt đầu từ năm 2011, khi lãi suất ở Việt
Nam
ở mức rất cao. DN phải chịu lãi suất 25%, 27% thậm chí là 30%/năm là một thách thức rất lớn cho các DN bởi rất khó có thể kinh doanh với lợi nhuận đủ cao để bù đắp được mức lãi suất cao như vậy. Cộng với lạm phát thì những gì chúng ta nhìn thấy hôm nay là hệ quả của thời gian đó.
Một vấn đề khác, không trực tiếp nhưng phần nào liên quan là rất nhiều ngân hàng Việt
Nam
đã cho vay trong lĩnh vực chứng khoán hay bất động sản. Và bởi vì các thị trường này xấu đi nên rất nhiều khoản cho vay trở nên khó đòi bởi nhiều NĐT không thể trả gốc và lãi cao. Tuy nhiên, câu chuyện này đã kết thúc chưa? Thực sự là chúng ta chưa biết.
Và dường như việc xử lý nợ xấu có vẻ diễn ra rất chậm?
Nợ xấu là một vấn đề phức tạp và không dễ xử lý, các bước để sửa chữa vấn đề này cần thời gian. Chúng ta đã thấy, quá trình xử lý này được tiến hành bằng cách sáp nhập các ngân hàng yếu với nhau và tất nhiên, việc chậm trễ có lý do rõ ràng là sáp nhập ngân hàng không phải việc đơn giản.
Nhận thức là một phần, còn thực hiện mới quan trọng.Tôi cho rằng, làm chậm mà chắc thì còn hơn nhanh mà ẩu.
Tuy nhiên, NHNN đã nói về khả năng thành lập Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) để xử lý nợ xấu.
Indonesia, Trung Quốc đều đã thực hiện và thành công. Nhưng yếu tố quyết định thành bại là việc thực hiện nó như thế nào?
Theo ông, nguồn lực nào cho AMC?
Tôi nghĩ, có rất nhiều NĐT nội, những người sẵn sàng đầu tư vào ngân hàng nếu những ngân hàng này có cơ chế quản lý chuyên nghiệp hơn. Do vậy, nếu có khuôn khổ rõ ràng cho việc đầu tư, chúng ta sẽ thấy không thiếu tiền ở Việt
Nam.
Vấn đề quan trọng hơn là làm thế nào để đảm bảo sẽ không lặp lại sai lầm trong quá khứ? Nếu trình độ quản trị DN và cơ chế quản lý rủi ro trong các ngân hàng không được cải thiện, thì nợ xấu cao rất dễ quay lại trong một vài năm tới. Vì thế, cần phải có một hệ thống ổn định, đảm bảo các ngân hàng mạnh hoạt động có hiệu quả, trong khi các ngân hàng hoạt động yếu, quản lý kém cần phải được quy hoạch lại và có biện pháp kiểm soát khắt khe.
Đồng thời, Chính phủ cần áp dụng những chuẩn kế toán, kiểm toán quốc tế để đảm bảo tính minh bạch và hợp lý trong sổ sách. Vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là rất rõ ràng và yêu cầu phải có những phản hồi một cách toàn diện, nhanh chóng và quả quyết.
Việc sở hữu chéo ngân hàng ở Việt
Nam
cần rạch ròi để hỗ trợ xử lý nợ xấu?
Không chỉ ở Việt
Nam, tại các quốc gia khác, NĐT luôn muốn bỏ tiền vào nhiều hơn một ngân hàng.
Sở hữu chéo là một vấn đề phức tạp. Chính phủ nhận thức được điều này và ở một số ngân hàng đang tìm cách để giảm tình trạng sở hữu chéo này. Qua đó, mọi việc trở nên dễ dàng, minh bạch hơn.
Nhưng câu hỏi tại sao họ lại chưa minh bạch? Tôi nghĩ, tại một số ngân hàng chưa có đủ những người được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Cần phải nhớ rằng, ngành ngân hàng ở Việt
Nam
còn rất non trẻ. Một số ngân hàng bắt đầu tuyển những cán bộ cao cấp, những người thực sự hiểu về ngân hàng vào các vị trí chủ chốt như giám đốc tài chính để xây dựng cấu trúc, nền tảng cho ngân hàng. Đó là bước đi đúng.
Ngoài thiếu minh bạch, có vẻ như vấn đề nền tảng là thiếu sự quản lý một cách chuyên nghiệp?
Đúng vậy.
Nếu để ý trong vòng 12 tháng qua, có rất nhiều cá nhân bị “trục xuất” khỏi ngành ngân hàng, không chỉ ở Việt Nam. Đây là bước đi đúng để củng cố sự chắc chắn của ngành ngân hàng. Chúng ta cần nhiều tính chuyên nghiệp hơn nữa, vì điều hành ngân hàng hết sức phức tạp. Nếu chọn được đúng người vào vị trí quản lý tài chính, quản trị rủi ro, có chuẩn kế toán phù hợp thì chúng ta sẽ minh bạch hóa được nhiều hơn. Một trong những lý do khiến người ta cố tình giấu giếm là vì họ không biết làm gì, không biết làm như thế nào để minh bạch.
NHNN phải thắt chặt kiểm soát với việc sở hữu chéo, cũng như cho vay các bên liên quan, bởi đây chính là nguồn gốc của cuộc khủng hoảng hiện nay và chúng ta cần có biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn.
Những tiêu chuẩn và hướng dẫn về quản trị công ty đối với ngân hàng cần phải được rà soát, vai trò và trách nhiệm của HĐQT và Ban điều hành cần được xác lập rõ ràng, tránh trường hợp tập quyền vào tay của một số người hoặc một nhóm người. Các ngân hàng cần được khuyến khích để đầu tư vào hệ thống quản lý rủi ro và phát triển mạnh hơn văn hóa quản trị rủi ro. Các ngân hàng vi phạm quy định về cho vay sẽ không được tăng trưởng hơn hoặc sẽ bị hoãn hay hủy việc chia lợi nhuận cho cổ đông.
Hồng Dung thực hiện
Đầu tư chứng khoán
|