Thứ Sáu, 02/11/2012 15:05

Thế giới sau tháng 11

Vào ngày 6.11, hoặc Barack Obama hoặc Mitt Romney sẽ chiến thắng sau cuộc đua vào Nhà Trắng, chuẩn bị cỗ xe hoạt động trong 4 năm tới. Cách xa hơn một đại dương, vào ngày 8.11, hơn 2.000 đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ họp ở Bắc Kinh. Khoảng một tuần sau, các thành viên Bộ Chính trị chuẩn bị chịu trách nhiệm điều hành đất nước 1,3 tỉ dân.

Barack Obama hoặc Mitt Romney, ai chiến thắng cũng thừa hưởng một thế giới thay đổi. Ảnh: Reuters

Các lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang thay đổi. Và thế giới cũng vậy. Nhất là Trung Đông đang trải qua một thời kỳ biến đổi căng thẳng. Trong khi tái cấu trúc – cả nghĩa đen và nghĩa bóng – bắt đầu ở một số vùng, những nước như Syria đỏ lửa đạn, như Iran không ngừng âm ỉ. Với một nền kinh tế vỡ vụn, Iran vẫn hiếu chiến, sử dụng phong trào Hezbollah được Lebanon ủy nhiệm, khởi động thành công ít nhất một máy bay không người lái trên bầu trời Israel và bắt đầu lại những cuộc tấn công ảo gần đây.

Do đó, những mối quan hệ giữa các tác nhân trong khu vực vẫn căng thẳng. Trong bài diễn văn ngày 27.9.12 tại Liên Hiệp Quốc, Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu chỉ vào một vạch đỏ tượng trưng giai đoạn thứ hai trong chương trình hạt nhân của Iran vào mùa xuân hay mùa hè 2013, kêu gọi tổng tuyển cử sớm, nhằm tạo cho ông một vị thế vững chắc chống Iran. Trong khi đó, Ai Cập tìm thấy sự cân bằng riêng, vừa trong nước với một hiến pháp mới soạn thảo, vừa trong chính sách đối ngoại.

Sau đó là Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông và một châu Âu biến đổi. Thổ Nhĩ Kỳ, một nền kinh tế mới nổi vững vàng trở thành một thế lực trong khu vực, sẵn sàng đáp trả láng giềng Syria ở miền Nam và kêu gọi các đồng minh NATO giúp đỡ an ninh.

Đây là một phần trong toàn cảnh thay đổi mà các nhà lãnh đạo mới của thế giới sẽ tiếp nhận ở Trung Đông. Sau gần một thập niên giảm dần hoạt động quân sự, sứ mạng của Mỹ ở Iraq kết thúc năm 2010, và sứ mạng Afghanistan dự định chấm dứt vào 2014.

Vị tổng thống mới của Mỹ cũng sẽ kế thừa một đất nước với một triển vọng địa chính trị nhiều thay đổi. Những tiến bộ và sáng kiến công nghệ đã bắt đầu biến thành hiện thực giấc mơ lâu đời là không phụ thuộc năng lượng. Cho dù trích xuất nguồn khí đốt tự nhiên của Mỹ trước đây được cho là không khả thi, những công nghệ mới như là phá vỡ liên kết nước báo hiệu một cuộc cách mạng khí đốt từ đá phiến.

Mỹ đang ở đỉnh điểm của khả năng tự cung năng lượng. Năm rồi, lần đầu tiên trong vòng 15 năm, Mỹ nhập khẩu chưa đến phân nửa lượng dầu tiêu thụ. Sản lượng khí đá phiến tăng từ 17% trong thời gian từ 2000 đến 2006 lên 48% từ 2006 đến 2010. Vào năm 2035, dự kiến khí đá phiến sẽ chiếm gần phân nửa tổng sản lượng năng lượng của Mỹ.

Cuộc cách mạng này không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế. Về chính trị, giảm phụ thuộc vào dầu mỏ nước ngoài có thể cho phép Mỹ tập trung thay đổi chính sách đối ngoại hướng về châu Á.

Nhưng không chỉ lãnh đạo mới của Mỹ sẽ thừa hưởng một thế giới thay đổi. Khắp khu vực Thái Bình Dương, thời kỳ tăng trưởng kinh tế vượt kỷ lục của châu Á – một thành phần chính trong ổn định chính trị và xã hội – có thể dần đến lúc kết thúc.

Ông Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn vẫn tập trung duy trì và thúc đẩy tăng trưởng, để đưa nhiều người dân ra khỏi đói nghèo và ngăn chặn bất ổn xã hội. Ảnh: Reuters

Thật vậy, những sự kiện ở Trung Quốc trong những tháng gần đây đã bộc lộ những bất ổn trong nước. Cho dù cảm xúc dân tộc chuyển hướng sang thế lực thù địch bên ngoài, những vấn đề nghiêm trọng trong nước cần được giải quyết. Nền kinh tế và chính trị của Trung Quốc, hầu như chỉ được biến đổi về tên gọi, chẳng bao lâu sẽ cần được điều chỉnh để giải quyết tình trạng bất bình đẳng xã hội đang gia tăng.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn vẫn tập trung duy trì và thúc đẩy tăng trưởng, để đưa nhiều người dân ra khỏi đói nghèo và ngăn chặn bất ổn xã hội; và chắc chắn tiếp tục giám sát khu vực Trung Đông giàu dầu mỏ. Sau nhiều năm lệ thuộc sự hiện diện của Mỹ trong khu vực và chờ đợi đến thời điểm thuận lợi, các nhà lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc có thể giữ một vai trò tích cực hơn. Trong khi đó, EU vật lộn với những khó khăn của riêng mình. Cho dù nhu cầu của EU là tập trung vào nội bộ trong khi đương đầu với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, EU không được bỏ rơi các láng giềng ở miền Nam. Điều quan trọng là cam kết với khu vực Nam Địa Trung Hải như là điểm tập hơp chính – nơi hợp tác năng lượng, chính trị, kinh tế. Về phương diện này, những công cụ giá trị nhất của EU là chữ ký của liên minh, một mô hình đối thoại đa phương và quyền lực mềm vừa đoạt giải Nobel Hòa bình.

Bên cạnh, nước Nga cũng phải đối phó với những khả năng xung đột mới bắt nguồn từ tình hình thay đổi toàn cầu. Điện Kremlin tiếp tục ủng hộ chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, nhất quyết phản đối can thiệp quân sự và tìm cách bảo vệ những lợi ích chiến lược của mình, kể cả cơ sở hải quân ở thành phố Tartus của Syria. Rõ ràng nhất, quan điểm đó đã chuyển dịch thành việc phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhằm kết thúc một cuộc xung đột gây ra hàng chục ngàn thương vong.

Sự bất động của quốc tế đối với Syria là tin xấu không chỉ cho người dân nước này; mà còn xói mòn tính hợp pháp của một trong những thể chế đa phương quan trọng nhất của thế giới. Do những vấn đề của Iran và Syria có liên hệ chặt chẽ với nhau, sự chia rẽ trong nội bộ 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an (Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp, và Nga) có thể ngăn cản việc tìm kiếm một giải pháp đối phó chương trình làm giàu hạt nhân của Iran. Tình hình này được phản ánh trong thế bế tắc của các cuộc đối thoại hiện nay giữa các thành viên (tính thêm Đức) và Iran.

Có quá nhiều rủi ro và đó là lý do tại sao cần theo đuổi tất cả những con đường để đến một kết quả có thể thương lượng. Cho dù những tin đồn gần đây về những đối thoại song phương Mỹ-Iran tỏ ra là đúng, những sáng kiến như thế cũng nên được chào đón. Trong khi các tay chơi lớn vẫn bận rộn với những biến động trong nước, các khu vực tiếp tục sôi sục. Câu hỏi chính bây giờ là liệu các lãnh đạo nổi lên vào tháng 11 sẽ là người chữa cháy hay châm lửa.

VÕ PHƯƠNG (PROJECT SYNDICATE)

sài gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   Bầu Thụy tặng Sài Gòn Xuân Thành cho TP HCM (02/11/2012)

>   Bệnh hoành tráng (02/11/2012)

>   Nhiều vết nứt trong hầm đường bộ Hải Vân (02/11/2012)

>   Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2012 (01/11/2012)

>   Đánh chìm chiến hạm để làm bảo tàng (01/11/2012)

>   Lãng phí tội không kém tham nhũng (01/11/2012)

>   Tháo chạy khỏi thủy điện (01/11/2012)

>   Tháp truyền hình Nam Định đổ sập: Ai phải chịu trách nhiệm? (01/11/2012)

>   Khi tổng cục can thiệp chuyện bếp núc của VFF (01/11/2012)

>   Nhân viên Techcombank 'rút ruột' máy ATM (31/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật