Chủ Nhật, 25/11/2012 21:15

Sức đề kháng của doanh nghiệp giảm

Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa do Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Trường Đại học Copenhagen (Thụy Điển) vừa công bố cho thấy có nhiều vấn đề đáng lưu tâm

Cuộc điều tra được tiến hành tại hơn 2.500 doanh nghiệp (DN) thuộc 10 tỉnh, thành trong cả nước năm 2011. Đây là đợt nghiên cứu điều tra lần thứ 7 được tiến hành ở Việt Nam với mục tiêu thu thập và phân tích số liệu đại diện của toàn bộ khu vực tư nhân, trình bày tổng quan các thông tin cơ bản từ cơ sở dữ liệu của năm 2011, có sự so sánh với năm 2009, để đánh giá sự thay đổi và phát triển của DN sau 2 năm. Năm 2011, chỉ có 11,1% DN thực hiện đa dạng hóa và đổi mới/sáng tạo, trong khi con số của năm 2009 là 16,4%. Nếu xét theo cải tiến sản phẩm thì lại giảm từ 41,4% (năm 2009) xuống còn 38,2% (năm 2011). Đặc biệt, sự sụt giảm này diễn ra mạnh hơn ở các DN có quy mô nhỏ.

TS Phạm Thị Thu Hằng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho rằng việc DN giảm đa dạng hóa và đổi mới, sáng tạo là vấn đề đáng báo động. Trong bối cảnh hiện nay, khi thị trường của các DN nhỏ và vừa chủ yếu là nội địa và vấn nạn hàng lậu vẫn còn nhức nhối thì việc cải tiến sản phẩm là vô cùng quan trọng. Nếu xu hướng này tiếp tục kéo dài thì rất có thể các DN nhỏ và vừa sẽ phải sớm rút lui khỏi thị trường. Trong 9 tháng của năm 2012, hàng tồn kho đã trở thành vấn đề lớn và có trên 42.000 DN trong cả nước phải ngừng hoạt động hoặc giải thể.

Các DN nhỏ và vừa không còn xem khủng hoảng là cơ hội. GS John Rand, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết có 61,7% số DN được hỏi cho biết khủng hoảng toàn cầu có tác động tiêu cực đến các điều kiện hoạt động kinh doanh của mình, giảm đáng kể so với con số 65,4% trong điều tra vào năm 2009. Năm 2009, có 12% DN cho rằng cuộc khủng hoảng đã tạo ra một số cơ hội tốt cho DN nhưng đến năm 2011 chỉ có chưa đến một nửa (5,6%) DN lạc quan như vậy. Điều này cho thấy khủng hoảng đã ngấm sâu hơn và đã làm giảm sức đề kháng của các DN.

Báo cáo cũng cho thấy trong số DN được điều tra năm 2009, đến năm 2011 đã có 20% đóng cửa. Tỉ lệ DN nhỏ và vừa thoát khỏi thị trường trung bình hằng năm trong giai đoạn này là 9,7%. Đặc biệt, vấn đề vốn và những khó khăn trong thị trường tín dụng vẫn được các DN nhỏ và vừa xem như rào cản lớn nhất. Năm 2011, khoảng 39% DN có tiếp cận hạn chế hoặc khó khăn đối với các khoản vay. Trong mối quan hệ tín dụng, số DN có những khoản vay không chính thức cao gấp 2 lần so với các DN có khoản vay chính thức.

Ngoài ra, tình trạng hối lộ vẫn tiếp tục là mối quan ngại lớn đối với các DN. 38,3% DN cho biết có chi hối lộ trong năm 2011, tăng khá cao so với con số của năm 2009 là 34,3%. Trong đó, 30% DN thực hiện các khoản thanh toán không chính thức để đối phó với các cơ quan thuế trong năm 2011, tăng 4% so với kỳ điều tra trước.

Tuy nhiên, có một đặc điểm cho thấy môi trường kinh doanh của Việt Nam phần nào được cải thiện là các DN chấp nhận hối lộ không tạo ra nhiều lao động hơn các DN không hối lộ. Qua đó cho thấy nếu DN làm ăn chân chính vẫn có thể phát triển bình thường, ngay cả khi không chi hối lộ.

HÀ LINH

Người lao động

Các tin tức khác

>   Tàu 50.000 tấn sẽ vào được cảng TPHCM (25/11/2012)

>   Kinh phí thiếu, nguồn nhân lực yếu (25/11/2012)

>   Suy thoái, hàng tỷ đô vẫn rót vào casino (25/11/2012)

>   Hơn 400 triệu USD xây thủy điện Trung Sơn trên sông Mã (25/11/2012)

>   Dự án Nhà máy Xi măng Thanh Sơn (Thanh Hoá): “Bất khả thi” khi còn dang dở (24/11/2012)

>   Giúp “quả đấm thép” giảm gánh nặng nợ nần (24/11/2012)

>   Dự án cảng biển tỷ đô có gây ô nhiễm? (24/11/2012)

>   Sai phạm hàng chục tỷ đồng ở dự án thủy điện Sê San 4 (24/11/2012)

>   Doanh nghiệp bị thâu tóm, nợ càng phình to (24/11/2012)

>   Thái Lan muốn rót gần 29 tỷ USD cho dự án lọc dầu tại Việt Nam (24/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật