Chủ Nhật, 25/11/2012 11:12

Kinh phí thiếu, nguồn nhân lực yếu

10 tháng đầu năm, du lịch Việt Nam (DLVN) có những bước tiến đáng kể trong việc xây dựng hình ảnh đẹp, thân thiện bằng kết quả của sự tăng trưởng cả về doanh thu lẫn lượng du khách. Tuy nhiên, do công tác xúc tiến quảng bá còn thiếu và yếu nên du lịch vẫn chưa thật sự thu hút được nhiều khách quốc tế so với dự tính.

Thánh địa Mỹ Sơn, một trong bảy di sản quần thể thiên nhiên thế giới

Cần một “chiến lược” tổng thể

Năm 2012 được dự báo là một năm khó khăn cho ngành DLVN do lạm phát tăng – nhu cầu giảm. Theo Tổng cục Thống kê trong tháng 10, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 495.576 lượt (giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2011), tính chung 10 tháng năm 2012 lượng khách đạt 5.348.731 lượt. Một phần lý do chính trong kết quả này được cho là bởi các công tác quảng bá chưa tập trung chú trọng vào đúng thị trường trọng điểm, dẫn đến việc có sự tăng trưởng về lượng khách lẫn doanh thu nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nước ta.

Ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch nhìn nhận, có rất nhiều nguyên nhân khiến hoạt động quảng bá, xúc tiến thời điểm này chưa đạt kết quả cao, trong đó, nguồn lực và đặc biệt là nguồn kinh phí được huy động còn ở mức thấp. “Ngân sách dành cho Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia năm 2012 là 32 tỉ đồng, là quá ít nếu so với ngân sách ở các nước trong khu vực, việc cắt giảm ngân sách này phần nào đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến công tác xúc tiến quảng bá” – ông Tuấn nói.

Tuy nhiên, TCDL cũng hiện đang cố gắng nỗ lực xây dựng “chiến lược” tổng thể, ví dụ phối hợp cùng các sở ban ngành, doanh nghiệp nhằm tăng cường chiến dịch phát triển du lịch có trách nhiệm và du lịch bền vững mang lại lợi ích cho cộng đồng. Ông Trần Ngọc An - nguyên đại sứ Việt Nam tại Phần Lan - cho biết, sản phẩm du lịch (đặc biệt bằng tiếng nước ngoài) của ta còn sơ sài, đa phần du khách tại Bắc Ấu có nhu cầu đi du lịch Việt Nam đều phải thông qua những tờ rơi ghi một vài thông tin ngắn hoặc lên mạng Internet tìm hiểu.

Cùng quan điểm, bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM - cho rằng, các địa phương nên “bắt tay” chặt chẽ hơn nữa, hỗ trợ nhau trong việc xây dựng những sản phẩm du lịch mang tính liên vùng, một mặt sẽ giúp giảm bớt chi phí, mặt khác việc quảng bá sản phẩm đặc trưng đến với du khách trong và ngoài nước sẽ đạt hiệu ứng khả quan, giúp củng cố thương hiệu cho từng địa phương.

Cùng UNESCO đồng hành

Thúc đẩy quảng bá, giới thiệu di sản thiên nhiên thế giới đến với bạn bè quốc tế là một trong những chiến lược quan trọng đưa DLVN trở thành một trong những điểm đến được lựa chọn hàng đầu trong thời gian tới. Với 7 quần thể di sản thiên nhiên thế giới (cố đô Huế, vịnh Hạ Long, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Phong Nha Kẻ Bàng, Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ), DLVN sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng lượng khách tham quan trong năm 2013. Để đạt được mục tiêu này, quá trình triển khai sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, nếu không được quy hoạch và quản lý một cách có hiệu quả tại các điểm tham quan.

Theo đánh giá của UNESCO, di sản thế giới của Việt Nam đang thiếu một kế hoạch “bài bản” cả ở cấp quốc gia lẫn địa phương. Bà Katherine Muller Marin - Trưởng đại diện tổ chức UNESCO tại Việt Nam – nhận định, một số điểm di sản (ví dụ ở thánh địa Mỹ Sơn), ngoài thông tin cũ không được cập nhật mới thì việc ngừng cung cấp sách hướng dẫn du lịch từ năm 2003 do thiếu kinh phí đã gây khó khăn nhất định trong việc giới thiệu điểm đến đối với du khách. Ngoài ra, một số hàng thủ công bày bán tại các khu di sản còn “nghèo nàn” về mặt hình thức, chất lượng dẫn đến việc chi trả không cao.

Vì vậy, UNESCO sắp tới sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam triển khai nhiều dự án hỗ trợ trong việc bảo vệ các di sản cũng như đảm bảo các giá trị được sử dụng bền vững, như: củng cố các bảo tàng, thiết lập hệ thống bảng thông tin và biển chỉ dẫn tại các khu di sản thế giới; đào tạo cấp giấy chứng nhận cho hướng dẫn viên chuyên nghiệp; “tìm kiếm sản phẩm mới” và “làm mới sản phẩm sẵn có” nhằm thoả mãn nhu cầu ngày một đa dạng của du khách đồng thời gia tăng doanh thu v.v... Bà Katherine Muller Marin cũng khẳng định thêm, những dự án này sẽ tập trung tối đa vào các địa điểm di sản văn hóa bởi “phát triển một cách có trách nhiệm cùng với việc quản lý môi trường - xã hội, qua đó ngành DLVN mới có thể bền vững trong các công tác bảo tồn cũng như bảo vệ di sản”.

Mai Châu

lao động

Các tin tức khác

>   Suy thoái, hàng tỷ đô vẫn rót vào casino (25/11/2012)

>   Hơn 400 triệu USD xây thủy điện Trung Sơn trên sông Mã (25/11/2012)

>   Dự án Nhà máy Xi măng Thanh Sơn (Thanh Hoá): “Bất khả thi” khi còn dang dở (24/11/2012)

>   Giúp “quả đấm thép” giảm gánh nặng nợ nần (24/11/2012)

>   Dự án cảng biển tỷ đô có gây ô nhiễm? (24/11/2012)

>   Sai phạm hàng chục tỷ đồng ở dự án thủy điện Sê San 4 (24/11/2012)

>   Doanh nghiệp bị thâu tóm, nợ càng phình to (24/11/2012)

>   Thái Lan muốn rót gần 29 tỷ USD cho dự án lọc dầu tại Việt Nam (24/11/2012)

>   Tập đoàn mắc kẹt đầu tư ngoài ngành (24/11/2012)

>   Thủ tướng phê duyệt Đề án tái cơ cấu EVN (23/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật