Thứ Năm, 15/11/2012 08:39

Sẽ sớm có thông tin về chương trình xử lý nợ xấu

Dự kiến, đề án về xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng sẽ được trình lên cấp cao nhất ngày 15-11 và nếu không có gì thay đổi thì những phần việc đầu tiên sẽ được thực hiện ngay từ đầu năm 2013.

* Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và những bài học cho Việt Nam

Tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), đã cho biết thông tin trên tại hội thảo cập nhật tình hình kinh tế và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam do Ngân hàng ANZ Việt Nam tổ chức ngày 14-11 tại TPHCM.

“Chính phủ đã nghe báo cáo của Ngân hàng Nhà nước về Đề án xử lý nợ xấu và ngày 15-11 sẽ được báo cáo cấp cao nhất để quyết định. Theo đó, từ nay đến cuối năm một loạt chương trình sẽ được xác định. Một số điều kiện khác cũng đang được chuẩn bị cho chương trình xử lý nợ xấu. Nếu mọi việc diễn ra nhanh chóng thì đầu năm sau các phần việc cụ thể sẽ được bắt đầu trên thực tế”, ông Thành nói.

Nếu thành lập một công ty xử lý nợ quốc gia, tốt nhất theo ông Thành, nên thuộc Chính phủ, không nên thuộc riêng bộ nào nhưng sẽ có đầy đủ đại diện bộ ngành tham gia. Ngân hàng Nhà nước có thể nắm vai trò điều hành vì ngành ngân hàng hiểu nhất về nợ xấu. Công ty này sẽ được giám sát chặt chẽ và hỗ trợ các công cụ để “chơi trò chơi” trên thị trường mua bán nợ.

Ông cho biết nợ xấu của Việt Nam hiện khoảng 12 tỉ đô la Mỹ (ông Thành dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước-PV), nhưng không nhất thiết phải xử lý hết, chỉ cần xử lý khoảng 70%, tức 8 tỉ đô la Mỹ. "Tổng dự phòng rủi ro trong ngân hàng hiện khoảng 75.000 tỉ, tức tự thân các ngân hàng đã xử lý được 3,7 tỉ đô la Mỹ bằng dự phòng rủi ro. Nhà nước chỉ cần xử lý trên dưới 4 tỉ đô la Mỹ. Nhưng không cần ngay 4 tỉ mà theo từng giai đoạn, theo quy trình, có quy trình sẽ lấy lại được tiền”, ông phân tích. Đây là cơ sở để ông cho rằng công ty xử lý nợ xấu quốc gia sẽ không vào cuộc quá khó khăn như nhiều ý kiến đang e ngại.

Vấn đề cần cân nhắc kỹ, theo ông Thành, là trình tự ưu tiên trong việc xử lý các khoản nợ xấu. Hai “ông lớn” dính dáng nhiều nhất đến nợ xấu là nhóm doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp bất động sản, vậy trình tự liên quan xử lý nợ xấu, ai được ưu tiên, khi nào... sẽ là những câu hỏi cần sự minh bạch và giải trình.

Ông Thành cũng cho biết thêm rằng phương án xử lý nợ xấu sẽ gắn với vấn đề phát triển nhà ở xã hội.

Ông Thành cũng khẳng định lại, trong việc xử lý nợ xấu Việt Nam không cần vay tiền từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). “Nguồn lực theo tôi không phải vấn đề lớn nhất trong xử lý nợ xấu mà là vấn đề làm sao giải trình cho tốt trước áp lực xã hội rất lớn liên quan đến lợi ích nhóm”, ông nói.

Cũng theo ông Thành, Ngân hàng Nhà nước sắp tới cũng sẽ có những quyết định can thiệp sớm với các ngân hàng yếu kém nếu các ngân hàng này không tự xử lý được vấn đề của mình trước thời hạn Ngân hàng Nhà nước đã đặt ra.

Hồng Phúc

tbktsg

Các tin tức khác

>   Lãi suất huy động VNĐ kỳ hạn trên 12 tháng giảm (14/11/2012)

>   CTG: Lãi ròng hợp nhất quý 3 đạt 2,708 tỷ đồng, tăng 72% cùng kỳ (14/11/2012)

>   Ai chi tiền xử lý nợ xấu? (14/11/2012)

>   Nhiều ưu đãi để hút kiều hối (14/11/2012)

>   Tăng trưởng tín dụng đến 19/10/2012 đạt 2,46% (14/11/2012)

>   Techcombank: Lãi ròng hợp nhất quý 3 giảm mạnh 27% (14/11/2012)

>   Thủ phạm giấu mặt là... ngân hàng (14/11/2012)

>   “Lịch sử” hai điểm nóng chất vấn Thống đốc (14/11/2012)

>   Nợ xấu, phá sản, trả giá cho thời ham hố (14/11/2012)

>   M&A ngân hàng: Hợp lực để tốt hơn (13/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật