Thứ Ba, 13/11/2012 21:52

M&A ngân hàng: Hợp lực để tốt hơn

Làm thế nào để có thể giải quyết được các khó khăn tồn đọng và tăng tốc độ phát triển sau khi mua bán và sáp nhập mới là vấn đề quan trọng đối với các nhân hàng

Trong đề án tái cấu trúc nền kinh tế, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng (NH) là một nội dung lớn được Chính phủ quan tâm đặc biệt. Khi thanh khoản của NH suy kiệt sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Tuy nhiên, đây lại chính là cơ hội thúc đẩy cho hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) lĩnh vực tài chính, NH.

Tỉ lệ vốn tự có trên tổng tài sản thấp

Sau vụ hợp nhất NH SCB (hợp nhất từ 3 NH là SCB, TinNghia Bank và Ficombank), vụ Habubank sáp nhập với SHB, mới đây thị trường tài chính cũng rộ lên thông tin DaiABank sáp nhập HDBank. Phía NH Nhà nước cũng đã chấp thuận phương án sáp nhập của 2 NH này.

Chiến luợc tái cấu trúc kinh tế ðất nuớc đang tạo ra co hội M&A ngành ngân hàng. Trong ảnh: Habubank ðã chính thức sáp nhập với SHB từ ngày 28-8-2012

M&A lĩnh vực NH Việt Nam đã diễn ra khá sôi động trong năm 2012, song hoạt động này được đánh giá sẽ nóng lên trong thời gian tới khi đề án tái cấu trúc ngành được NH Nhà nước thực hiện mạnh mẽ hơn ở các giai đoạn tiếp theo. Và không chỉ các NH nhỏ trong diện phải tái cơ cấu khó tránh áp lực M&A mà ngay cả một số NH lớn cũng có thể sẽ hợp nhất trong tương lai.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Đỗ Chí, đối với các NH thương mại Việt Nam, ngoài việc vốn điều lệ còn thấp, hệ số CAR (hệ số an toàn vốn) tối thiểu chưa cao thì tỉ lệ vốn tự có trên tổng tài sản vẫn còn thấp, mới chỉ đạt hơn 10%, trong khi ở hầu hết các nước vào khoảng 20%. Đây là một cảnh báo về sự yếu kém tồn đọng của NH Việt Nam, trong bối cảnh nợ xấu đang tăng cao, vì thế, tái cơ cấu hệ thống NH thương mại là bức thiết. Tuy nhiên, tái cơ cấu không phải là giảm số lượng để NH Nhà nước dễ bề quản lý, mà tái cơ cấu NH thông qua hình thức M&A được xem là một cuộc cải tổ sâu đậm trong hệ thống tài chính - NH nên xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.

Chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng

TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, nhận định sắp tới, nếu các NH quy mô nhỏ và yếu kém không sáp nhập hoặc tìm đối tác hợp nhất vào một NH lớn thì chắc chắn khó tránh bị “gom” vào với nhau khi đề án tái cấu trúc NH được NH Nhà nước thực hiện mạnh mẽ. Tuy nhiên, điều cần quan tâm hơn đối với các NH đó chính là sự phát triển hậu M&A. Làm thế nào để có thể giải quyết được các khó khăn tồn đọng và tăng tốc độ phát triển sau khi M&A mới là vấn đề quan trọng. Thực tiễn cho thấy khoảng 70% các thương vụ M&A chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng bởi sự tích hợp kém và đánh giá quá cao sức mạnh tổng hợp sau M&A. M&A là chiến lược hiệu quả để gia tăng khách hàng, phát triển mạng lưới cũng như gia tăng thị phần cho NH. Các NH quy mô nhỏ có thể sáp nhập lại với nhau để trở thành một NH lớn hoặc NH mạnh mua lại NH nhỏ. Song để đạt được điều này đòi hỏi phải có sự hợp lực và từng bước cải tổ tốt hơn bộ máy NH trong thời kỳ hậu M&A.

VÂN NGUYỄN

người lao động

Các tin tức khác

>   NSC sắp phát hành 1.89 triệu cp trả cổ tức và ESOP (13/11/2012)

>   VCSC tăng vốn lên 398.4 tỷ đồng (12/11/2012)

>   Giả định 3 kịch bản hợp nhất Sacombank và Eximbank (12/11/2012)

>   Vinaruco giảm nắm giữ Cao su Nghệ An còn 17% (12/11/2012)

>   NTW: Thu ròng gần 21 tỷ đồng từ phát hành cp (12/11/2012)

>   DXG: Năm nay sẽ giải ngân hết 187 tỷ từ phát hành cp 2011 (12/11/2012)

>   IMP đã phát hành gần 1.5 triệu cp (12/11/2012)

>   Thâu tóm ngân hàng tăng, trách nhiệm Thống đốc thế nào? (10/11/2012)

>   MSN muốn mua thêm 25% vốn MSF (10/11/2012)

>   Những lực cản sáp nhập ngân hàng (09/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật