Thứ Hai, 19/11/2012 15:10

Làm rõ khái niệm doanh nghiệp nhà nước

Nghị định 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (SOE) vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành đã làm rõ khái niệm SOE.

Theo đó, SOE là doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, bao gồm doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; và doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thay cho khái niệm: “SOE là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, phần góp vốn chi phối được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn” như hiểu hiện nay.

Với khái niệm mới, các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan chỉ thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

Ngoài việc “định danh” rõ khái niệm về SOE, Nghị định Nghị định 99/2012/NĐ-CP còn khẳng định, Chính phủ thống nhất quản lý và thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với SOE và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

Nhà nước chỉ đầu tư vốn, tài sản vào doanh nghiệp hoạt động trong những ngành, lĩnh vực, khâu then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô.

Nghị định 99/2012/NĐ-CP quy định cụ thể, quyền, trách nhiệm của Chính phủ. Theo đó, thay vì chịu trách nhiệm chung chung như quy định hiện hành (Nghị định 132/2005/NĐ-CP và Nghị định 86/2006/NĐ-CP), Chính phủ chịu trách nhiệm quy định về thành lập, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể SOE; ban hành điều lệ, sửa đổi và bổ sung điều lệ của SCIC, Vietnam Airlines, Vinalines, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam. Đối với SOE mà Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ khác, Chính phủ chỉ quy định điều lệ mẫu.

Chính phủ cũng chịu trách nhiệm quy định chế độ quản lý tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, chế độ báo cáo và công khai tài chính, cơ chế giám sát, kiểm tra SOE; quy định chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của SOE; quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác của chủ tịch và thành viên hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty, kiểm soát viên, tổng giám đốc (giám đốc) SOE; quy định chế độ giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao của SOE…

Nghị định 99/2012/NĐ-CP khẳng định: “Bộ quản lý ngành là cấp trên trực tiếp của hội đồng thành viên tại tập đoàn kinh tế nhà nước”. Vì vậy, bộ quản lý ngành có trách nhiệm đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh của tập đoàn kinh tế nhà nước trực thuộc; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản tập đoàn kinh tế nhà nước do mình quản lý…

Bộ quản lý ngành cũng được giao trách nhiệm đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật chủ tịch hội đồng thành viên; đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm của tập đoàn kinh tế nhà nước trực thuộc.

Ngoài ra, bộ quản lý ngành được giao nhiệm vụ phê duyệt chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của tập đoàn kinh tế nhà nước; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết; phê duyệt chủ trương vay, cho vay, mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của SOE; phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài của tập đoàn kinh tế nhà nước…

Nghị định 99/2012/NĐ-CP giao nhiệm vụ cho bộ quản lý ngành thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của tập đoàn kinh tế nhà nước.

Đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của tập đoàn kinh tế nhà nước; đánh giá đối với chủ tịch và thành viên hội đồng thành viên, kiểm soát viên chuyên ngành, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng trong việc quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế nhà nước.

Mạnh Bôn

đầu tư

Các tin tức khác

>   Tâm thư của đại gia thủy sản vỡ nợ (19/11/2012)

>   Phát triển hạ tầng: Đã thấy "chìa", làm sao mở khóa? (19/11/2012)

>   Đà Nẵng: Doanh nghiệp chết, không “chôn” được (19/11/2012)

>   Tập đoàn nợ khủng nhưng không biết sợ (19/11/2012)

>   Lãng phí tàu khổng lồ (19/11/2012)

>   "Hậu Vinashin": Triền đà trơ cọc dở dang, ụ nổi phơi tàu gỉ sét (18/11/2012)

>   Kiểm soát độc quyền còn quá sơ sài! (18/11/2012)

>   Các tỉnh ĐBSCL thất thu 6.000 tỷ đồng do tôm chết (18/11/2012)

>   Xuất siêu, tỷ giá có khả năng hạ thêm (18/11/2012)

>   Nghị định mới về phân quyền sở hữu DN Nhà nước (18/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật