Chủ Nhật, 18/11/2012 15:35

Các tỉnh ĐBSCL thất thu 6.000 tỷ đồng do tôm chết

Theo ngành thủy sản các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, từ đầu tháng Năm đến nay, có 78.796ha mặt nước nuôi tôm sú tại các tỉnh ven biển bị chết, tương đương diện tích tôm chết trong năm 2011.

Tôm bị chết nhiều trong thời gian từ tháng Năm đến tháng Chín và tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh, Kiên Giang và Bạc Liêu, trong đó có 30.000ha tôm chết bởi hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính, trên 40.000ha bị thiệt hại do các loại bệnh khác.

Trên diện tích còn lại, tôm bị chết do môi trường nước ô nhiễm. Theo tính toán của các chuyên gia, chỉ tính mức thất thu thấp nhất là 75 triệu đồng mỗi ha (tương đương 500 kg/ha được nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến, giá bán xô 150.000 đồng/kg), thì tổng mức thất thu năm 2012 gần 6.000 tỷ đồng.

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nêu trên trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo ngành thủy sản các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long củng cố hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản, tăng cường kiểm soát chất thải, kiểm tra, siết chặt việc quản lý, kiểm soát con giống, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng đưa tôm giống kém chất lượng vào nuôi; chuyển một phần diện tích nuôi công nghiệp sang nuôi bán thâm canh hoặc quảng canh cải tiến tại những nơi nuôi tập trung nhưng không đủ nguồn nước sạch.

Các tỉnh vận động người nuôi không sử dụng chất diệt cá tạp bằng hóa chất cấm hoặc có nguồn gốc thuốc bảo vệ thực vật để xử lý môi trường ao nuôi, (trước hết là chất Cypermethrin và Deltamethrin) vì đây là những chất độc gây chết tôm, không tan trong nước, không phân hủy bởi ánh sáng Mặt Trời.

Các tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y thủy sản, thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản, kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc sử dụng các chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại địa phương.

Kết quả phân tích chất lượng nước của cơ quan khoa học tại những khu vực tôm chết cho thấy nước tại các ao nuôi bị thiệt hại có hàm lượng của thuốc bảo vệ thực vật Cypermethrin, Deltamethrin là chất gây hoại tử gan, tụy ở tôm. Các chất này có thể từ kênh rạch vào ao hoặc có trong chất diệt cá tạp do người nuôi sử dụng. Đây là một trong những nguyên nhân làm tôm ngộ độc.

Ngoài ra, tôm chết còn do người nuôi không tuân thủ lịch thời vụ, chưa tuân thủ quy định về quản lý môi trường (xả nước thải, bùn, tôm chết từ ao nuôi nhiễm bệnh ra môi trường), chất lượng con giống kém, quản lý sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản, hóa chất, thuốc thú y chưa chặt chẽ, hạ tầng phục vụ nuôi tôm chưa đồng bộ./.

Thế Đạt

vietnam+

Các tin tức khác

>   Xuất siêu, tỷ giá có khả năng hạ thêm (18/11/2012)

>   Nghị định mới về phân quyền sở hữu DN Nhà nước (18/11/2012)

>   Ngân hàng siết nợ, đại gia Phương Nam trắng tay (17/11/2012)

>   Dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A: Lợi bất cập hại (16/11/2012)

>   Holcim VN tự cung cấp điện cho nhà máy xi măng (16/11/2012)

>   "Ngân sách không phải để bù lỗ cho các tập đoàn" (16/11/2012)

>   Đại gia xi măng Indonesia thâu tóm doanh nghiệp Việt (16/11/2012)

>   Ước doanh thu gần 400 tỷ/ngày, Viettel sẽ “qua mặt” VNPT? (16/11/2012)

>   Tổng nợ của tập đoàn, tổng công ty nhà nước là bao nhiêu? (16/11/2012)

>   Cần một thị trường cạnh tranh (16/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật