Thứ Năm, 15/11/2012 11:00

EVN muốn vay hàng chục nghìn tỷ đồng cho dự án điện

Nguồn tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay, để đảm bảo nguồn vốn đầu tư, EVN đang tích cực làm việc với các ngân hàng để hoàn thành thủ tục và ký kết hợp đồng tín dụng cho các dự án nguồn và lưới điện cấp bách.

Cuối tháng 10/2012, biên bản ghi nhớ kết quả đàm phán khoản vay từ ADB cho dự án “Đầu tư lưới điện truyền tải 2”, tương đương 110,19 triệu USD, do EVN NPT làm chủ đầu tư, đã được ký kết.

Cụ thể, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đang hoàn tất thủ tục nội bộ để ký hợp đồng cho vay vốn bổ sung 2.500 tỷ đồng phục vụ dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1, gồm cả Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân.

Đồng thời, VDB cũng đồng ý cho vay bổ sung dự án thủy điện Đồng Nai 3 (421 tỷ đồng), thủy điện Bản Vẽ (449 tỷ đồng).

Đối với các dự án lưới điện, VDB chấp thuận cho Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVN NPT) vay để thực hiện dự án đường dây 500 kV Quảng Ninh - Mông Dương và phục vụ đền bù 24 dự án lưới điện trong năm 2012.

Được biết, VDB và EVN NPT đang đàm phán để ký kết cho dự án đường dây 500 kV Quảng Ninh - Mông Dương (662 tỷ) và phục vụ đền bù cho 11 dự án (891 tỷ đồng).

Ngoài ra, EVN NPT đang hoàn thiện thủ tục của 11 dự án (811 tỷ đồng) để VDB xem xét.

EVN NPT cũng có cơ hội vay từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) với số vốn 3.010 tỷ đồng để đầu tư 9 dự án lưới điện. Tuy nhiên, hợp đồng vay vốn giữa hai bên chỉ được ký kết khi có ý kiến chính thức của Thủ tướng Chính phủ bằng quyết định hoặc văn bản.

Về phía Ngân hàng Công thương (Vietinbank) cũng thẩm định xong hồ sơ cho vay 6.200 tỷ đồng làm vốn đối ứng cho dự án Duyên Hải 3. Hiện Văn phòng Chính phủ đang xin ý kiến của các bộ ngành trước khi trình Thủ tướng xem xét quyết định số vốn đối ứng này.

Trong khi đó, Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) xem xét cho EVN vay vốn thực hiện các dự án cảng than Trung tâm Điện lực Duyên Hải; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) cũng sẽ xem xét thu xếp vốn cho EVN để thực hiện các dự án khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng bằng văn bản cụ thể.

Tập đoàn này cho biết thêm, hiện EVN tiếp tục làm việc với các ngân hàng, tổ chức tín dụng để thu xếp vốn đầu tư còn thiếu cho các dự án điện khác. Như ký kết hợp đồng bổ sung hơn 343 tỷ đồng của Vietinbank cho dự án thủy điện Bản Vẽ, hay ký hợp đồng vay vốn nước ngoài cho dự án Duyên Hải 3.

Bên cạnh đó, EVN đang thương thảo với Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc đàm phán vay 510 triệu USD bổ sung cho dự án Mông Dương 1, và với Ngân hàng Công thương Trung Quốc về khoản vay 206 triệu USD cho dự án cảng Duyên Hải.

Ngoài các khoản vốn vay dự kiến của EVN kể trên, Bộ Công Thương cũng đang thẩm định phương án phát hành trái phiếu 10.000 tỷ đồng để có vốn phục vụ cho các các dự án điện.

Ngày 8/11 vừa qua, EVN và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã ký hiệp định tín dụng cho dự án phân phối điện hiệu quả cho Việt Nam. Tổng chi phí dự án là 800 triệu USD, trong đó WB đóng góp 449 triệu USD và 30 triệu USD đến từ Quỹ đầu tư Sạch (CTF), Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc (AusAID) cung cấp 8 triệu USD, khoản đầu tư 313 triệu USD còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Còn vào đầu cuối tháng 10/2012, biên bản ghi nhớ kết quả đàm phán khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho dự án “Đầu tư lưới điện truyền tải 2” tương đương 110,19 triệu USD do EVN NPT làm chủ đầu tư đã được ký giữa ADB và Ngân hàng Nhà nước.

Ngọc Anh

tbktvn

Các tin tức khác

>   Một số tập đoàn đã được "chia tiền" ngân sách cho năm 2013 (15/11/2012)

>   Liên doanh trong bán lẻ: Tiềm ẩn nguy cơ thâu tóm (15/11/2012)

>   Nguy cơ mất thị trường nội địa (15/11/2012)

>   Giải cứu doanh nghiệp: 60 triệu thì làm được gì? (15/11/2012)

>   “Hàng hóa dịch vụ” không được phép kinh doanh đa cấp (15/11/2012)

>   Tìm ánh sáng cuối đường hầm (15/11/2012)

>   Đắt như cước vận tải: Giảm sức cạnh tranh của hàng trong nước (15/11/2012)

>   Nguy cơ có cảng mà không có đường (14/11/2012)

>   Citi Việt Nam tài trợ khai thác bô xít và sản xuất alumin ở Lâm Đồng (14/11/2012)

>   Sẽ “chỉnh” doanh nghiệp đội lốt hợp tác xã (14/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật