Thứ Bảy, 10/11/2012 14:10

Doanh nghiệp dè dặt hàng Tết

Do lo ngại sức mua thấp, nhiều doanh nghiệp chọn phương án chuẩn bị sẵn nguyên liệu, thị trường cần đến đâu sẽ sản xuất đến đó thay.

Thời gian này những năm trước, các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN sản xuất hàng tiêu dùng nhanh, đã cấp tập sản xuất để chuẩn bị cho thị trường Tết. Thế nhưng năm nay, tình hình yên ắng hẳn.

Chịu lỗ để giữ thị trường

Theo Sở Công Thương TPHCM, năm nay do khó khăn chung của nền kinh tế, sức mua thị trường chậm, các DN lo ngại về khả năng tiêu thụ hàng trong thời điểm Tết. Ngoại trừ một số DN tham gia bình ổn giá (được vay vốn sản xuất kinh doanh hàng Tết với lãi suất 0%, bán với giá thấp hơn giá hàng cùng chủng loại trên thị trường 5%-10%) đã lên kế hoạch sản xuất dự trữ hàng hóa vượt chỉ tiêu kế hoạch TP giao và tăng trên 60% so với lượng hàng hóa bán ra Tết Nhâm Thìn 2012; hầu hết DN còn lại đều dè dặt khi lên kế hoạch sản xuất hàng Tết.

Gần giữa tháng 10 nhưng tình hình kinh doanh của hầu hết DN chưa có nhiều dấu hiệu khả quan. Lượng hàng tồn kho của nhiều DN vẫn còn cao, đặc biệt là nhóm hàng nước giải khát (có gaz và không gaz), thực phẩm đông lạnh và đóng hộp, gia vị… Hiện các DN đang phối hợp với siêu thị, trung tâm phân phối tổ chức chương trình giảm giá, tặng quà đính kèm để giải phóng hàng tồn nhằm quay vòng vốn, giải phóng kho. Sức mua quá yếu khiến các DN khó định liệu, tính toán và cũng không kỳ vọng nhiều vào mùa kinh doanh Tết.

Giám đốc một công ty chuyên về thủy hải sản chế biến cho hay từ đầu năm đến nay, công ty gần như không tăng giá các mặt hàng bán tại thị trường nội địa mà phải liên tục chạy các chương trình khuyến mãi giảm giá, tặng kèm sản phẩm để bán được hàng. Tổng kết lại, lợi nhuận không có đã đành mà càng bán được nhiều hàng càng lỗ nên cũng không mặn mà với mùa kinh doanh Tết. “Các DN đều đang quay trong guồng chung, cắn răng chịu lỗ để giữ thị trường và nuôi công nhân. Nếu đơn độc tăng giá lúc này là tự loại khỏi cuộc chơi”- vị giám đốc này cho biết.

Lo dư, không lo thiếu

Trao đổi với phóng viên, hầu hết DN ngành hàng chủ lực dịp Tết như thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống, nước giải khát… đều cho rằng tình hình năm nay chỉ lo dư chứ không lo thiếu hàng. Dự đoán người tiêu dùng sẽ ăn Tết tiết kiệm nên các DN chỉ tăng nhẹ, thậm chí không tăng sản lượng phục vụ Tết.

Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Giám đốc Công ty SG Food, cho hay 9 tháng đầu năm, doanh số công ty tăng 15% nhưng lợi nhuận không có. Nếu như mọi năm, sau Tết Trung thu là tập trung sản xuất hàng, lưu kho để bán Tết thì năm nay, không chỉ SG Food mà các công ty trong ngành chỉ dám lên kế hoạch dự trữ nguyên liệu chứ chưa sản xuất. Mức chuẩn bị cũng chỉ bằng năm rồi. “Chúng tôi chuẩn bị trước nguyên liệu, thị trường cần đến đâu sẽ sản xuất đến đó chứ không sản xuất sẵn. Ngoài ra, từ nay đến Tết, công ty đẩy mạnh mở mới điểm bán, tham gia các chương trình đưa hàng về nông thôn, chợ truyền thống, các hoạt động tiếp thị để kích thích sức mua. Song song đó là ra mắt sản phẩm mới, thay đổi kích thước bao bì một số sản phẩm theo hướng tiện dụng hơn để thu hút người tiêu dùng…” - bà Lê Thị Thanh Lâm cho biết.

Ngay cả các DN ngành bánh kẹo, mặt hàng không thể thiếu trong dịp Tết cũng giảm lượng hàng chuẩn bị cho thị trường Tết 5% - 10% so với Tết năm 2012. Ông Phan Văn Thiện, Phó Tổng Giám đốc Công ty Bibica, cho biết đã chuẩn bị xong điều kiện sản xuất đầu vào. Tuy nhiên, dự đoán người tiêu dùng sẽ thắt chặt chi tiêu nên công ty không sản xuất nhiều mà sẽ châm hàng theo từng đợt, tùy tình hình mà điều chỉnh kế hoạch để hạn chế tồn kho.

Bà Nguyễn Thị Tâm Ái, Giám đốc Công ty TNHH - TM - DV - SX Trí Đức (nhãn hiệu mứt Lạc Xuân), lo ngại: Thị trường không có dấu hiệu khởi sắc nên công ty chỉ làm theo đơn đặt hàng của các nhà phân phối chứ không dám sản xuất trước, không tự kinh doanh. Bán được hàng đã khó, thu được tiền càng khó hơn. Năm trước, hàng đã bán hết từ Tết nhưng đến tháng 7-2012 chúng tôi mới được thanh toán hết tiền, DN kẹt cứng...

Thanh Nhân

người lao động

Các tin tức khác

>   Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Nhà đầu tư thiếu... bình tĩnh (10/11/2012)

>   Đổ thêm hàng chục triệu USD để cứu 2 con tàu mới! (10/11/2012)

>   EVN vận hành thêm 1.153MW công suất (09/11/2012)

>   Để ưu đãi không nhầm địa chỉ (09/11/2012)

>   Lừa đảo ở Nam Phi bằng thư bảo lãnh (09/11/2012)

>   Metro Cash & Carry Việt Nam: Đối tượng điều tra chống chuyển giá (09/11/2012)

>   Cú “đá giò lái” bức tử doanh nghiệp (09/11/2012)

>   Khẩn trương công bố kết quả kiểm tra giá sản xuất kinh doanh điện (09/11/2012)

>   Độc quyền doanh nghiệp nhờ... nhà nước (09/11/2012)

>   Làn sóng thất nghiệp sẽ tiếp tục tăng (09/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật