Thứ Sáu, 09/11/2012 22:21

Metro Cash & Carry Việt Nam: Đối tượng điều tra chống chuyển giá

Liên tiếp báo lỗ, nhưng vẫn liên tục mở rộng kinh doanh, dư luận đang đặt câu hỏi: “Liệu có hay không việc chuyển giá tại Metro Cash & Carry Việt Nam?”..

Mới đây, với việc đầu tư liên tiếp các trung tâm tại Buôn Ma Thuột, Rạch Giá (Kiên Giang) và Hà Đông (Hà Nội), Metro Cash & Carry Việt Nam đã nâng tổng số trung tâm của Tập đoàn lên 19 điểm, với tổng vốn đầu tư bình quân 15 - 20 triệu USD/trung tâm..

Hiện Metro Cash & Carry Việt Nam đã có 19 trung tâm trên cả nước

Ông Randy Guttery, Giám đốc điều hành Metro Cash & Carry Việt Nam cho biết, sẽ phấn đấu để có 30 - 35 trung tâm tại Việt Nam trong 3 - 5 năm tới.

Lý giải về việc lỗ mà vẫn mở rộng thị phần, đại diện Metro Cash & Carry Việt Nam cho biết, là do chi phí trong những năm đầu hoạt động cao, chưa ổn định.

Liên tiếp báo lỗ, nhưng vẫn liên tục mở rộng kinh doanh, dư luận đang đặt câu hỏi: “Liệu có hay không việc chuyển giá tại Metro Cash & Carry Việt Nam?”.

“Dấu hiệu chuyển giá của nhiều DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là có, nhưng để thu thập đầy đủ chứng cứ và tiến hành xử lý theo pháp luật là điều không dễ dàng”, bà Lê Thị Thu Hương, Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM nhận xét và cho biết, công tác thanh tra tập trung vào các DN thường xuyên kê khai lỗ, số lỗ lũy kế vượt quá vốn chủ sở hữu, nhưng vẫn tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh và trong danh sách thanh tra, không loại trừ Metro Cash & Carry Việt Nam.

Cũng theo bà Hương, qua kiểm tra, các DN lỗ đều thể hiện rõ việc chuyển thu nhập cho các đối tác nước ngoài thông qua việc phát sinh các dịch vụ, như chi phí quản lý hệ thống, chi phí bản quyền trả cho phía nước ngoài rất cao, chi phí nhượng quyền thương mại (Metro Cash & Carry Việt Nam nhận nhượng quyền thương mại từ nước ngoài), chi phí chuyên gia nước ngoài. Mặc dù DN lỗ, các quy định lại không cấm việc trả lương cho người nước ngoài cao và không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh; chi mua sắm thiết bị tài sản cố định từ phía nước ngoài với giá cao, chi trả lãi vay kể từ khi đầu tư đến giai đoạn đã thu hồi vốn sắp hết thời gian khấu hao, các DN luôn ký hợp đồng vay đáo hạn trả nợ cũ, vay nợ mới, chi phí mua nguyên vật liệu từ phía nước ngoài với giá rất cao… Vẫn theo bà Hương, các trường hợp trên đều không được điều chỉnh theo quy định tại Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 của Bộ Tài chính. Hiện tại, Cục Thuế TP.HCM chỉ áp dụng các phương pháp thanh tra hiện có để điều chỉnh, do đó kết quả thanh tra chống chuyển giá không cao.

“Trong công tác đấu tranh chống chuyển giá, việc xác định giá giao dịch độc lập gặp rất nhiều khó khăn, do khó tìmđược sự tương đồng hoàn toàn của hàng hóa dịch vụ để so sánh, nên khó có sự thống nhất của DN khi bị điều chỉnh”, ông Nguyễn Sơn, Trưởng phòng Thanh tra thuế số 1 (Cục Thuế TP.HCM) nói và cho biết, cũng như trường hợp của Coca - Cola Việt Nam, khoảng 80% giá thành sản phẩm là mua nguyên liệu từ công ty mẹ. Tuy nhiên, đây là nguồn nguyên liệu độc quyền, do đó rất khó đấu tranh chống chuyển giá.

Đình Bắc

đầu tư

Các tin tức khác

>   Cú “đá giò lái” bức tử doanh nghiệp (09/11/2012)

>   Khẩn trương công bố kết quả kiểm tra giá sản xuất kinh doanh điện (09/11/2012)

>   Độc quyền doanh nghiệp nhờ... nhà nước (09/11/2012)

>   Làn sóng thất nghiệp sẽ tiếp tục tăng (09/11/2012)

>   Đừng cố chạy theo thành tích (09/11/2012)

>   Petrolimex: Lỗ đầu tư chứng khoán hàng trăm tỉ đồng (09/11/2012)

>   Tàu chở dầu lớn nhất Việt Nam bị trả lại do chưa đạt chuẩn (09/11/2012)

>   Dự án lọc dầu Nghi Sơn vẫn giữ tiến độ triển khai (09/11/2012)

>   Hội chứng ‘xin’ của tập đoàn (09/11/2012)

>   Nâng kim ngạch thương mại Việt-Anh lên 4 tỷ USD (08/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật