Thứ Sáu, 26/10/2012 06:27

S&P giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Việt Nam, triển vọng “ổn định”

Nhận định của S&P trong lần đánh giá này không thay đổi nhiều so với hồi tháng 6/2012

Ngày 25/10, Standard & Poor's (S&P) thông báo giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm nội và ngoại tệ dài hạn của Việt Nam ở mức “BB-”, xếp hạng nội và ngoại tệ ngắn hạn ở mức “B”. Triển vọng đối với tất cả các mức xếp hạng được duy trì ở mức “ổn định”.

* Thăng trầm xếp hạng tín nhiệm quốc gia và doanh nghiệp Việt Nam

Theo S&P, mức xếp hạng tín nhiệm hiện nay của Việt Nam phản ánh một nền kinh tế có thu nhập thấp, tình hình tài chính yếu và các quy định tài chính tiền tệ đang trong quá trình hoàn thiện cũng như khả năng một khuôn khổ pháp lý đang định hình có thể khiến các chỉ báo kinh tế trong nước suy yếu. Các chỉ báo bên ngoài – phản ánh thanh khoản và nợ ròng nước ngoài vừa phải – đang hỗ trợ xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam.

Trong khi đó, triển vọng “ổn định” cho thấy Việt Nam sẽ duy trì được chính sách kinh tế thích hợp cho tới khi xuất hiện tín hiệu rõ ràng về sự ổn định của các yếu tố kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ lệ lạm phát một con số. Điều này sẽ cho phép các chỉ báo tài khóa, các chỉ báo bên ngoài và các chỉ báo kinh tế duy trì gần các mức hiện tại hoặc cải thiện trong vòng 2 đến 3 năm tới.

Theo quan điểm của S&P, rủi ro đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô - tài chính đã phần nào suy giảm kể từ đầu năm 2011. Chính sách tín dụng thắt chặt thực hiện kể từ thời điểm đó dường như đã cải thiện niềm tin vào quyết tâm khôi phục sự ổn định giá cả của Chính phủ. Nhờ đó, sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư trong dân sang các tài sản nước ngoài đã chậm lại, qua đó tạo điều kiện cho việc ổn định tỷ giá và xoa dịu tình trạng thắt chặt thanh khoản mà các ngân hàng trong nước đang đối mặt.

Ngoài ra, những yếu tố trên còn giúp các chỉ báo kinh tế quan trọng ngừng diễn biến theo chiều hướng xấu và thậm chí còn đạt được sự cải thiện. Tính đến tháng 9/2012, lạm phát đã lùi về dưới 6.5% từ mức đỉnh 23% xác lập vào tháng 8/2011. Bên cạnh đó, thặng dư thương mại 9 tháng đầu năm đạt 34 triệu USD, dự trữ ngoại hối tăng lên xấp xỉ 20 triệu USD và lãi suất cho vay đang lùi dần từ các mức cao năm 2011.

Tuy nhiên, S&P cho rằng dù đạt được những cải thiện như trên nhưng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn còn tồn tại. Khi Chính phủ nới lỏng chính sách, mối lo ngại về cam kết ổn định giá cả có thể xuất hiện trở lại và đảo ngược những cải thiện thời gian qua. Một rủi ro khác nữa là sự suy yếu mạnh hơn dự báo của nhu cầu từ bên ngoài có thể khiến các chỉ báo tín dụng sa sút trở lại.

Thu nhập bình quân đầu người thấp, với ước tính ở vào khoảng 1,552 USD trong năm 2012, vẫn là yếu tố chính đè nặng lên xếp hạng tín nhiệm. S&P dự báo tăng trưởng GDP đầu người có thể suy yếu trong hai hoặc 3 năm tới và nợ ròng có thể lên tới 36% GDP vào cuối năm.

S&P cho biết có thể hạ xếp hạng tín nhiệm Việt Nam nếu việc nới lỏng chính sách khiến một hoặc nhiều chỉ báo quan trọng sa sút đáng kể.

Trái lại, tổ chức này có thể nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam nếu nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh và bền vững khi tình trạng kinh tế vĩ mô ổn định được khôi phục. Nếu Việt Nam có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực trên đầu người hơn 6% trong vòng 5-10 năm tới thì có thể được nâng xếp hạng tín nhiệm.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Vốn FDI đăng ký đã vượt mốc 10 tỷ USD (25/10/2012)

>   “Hoài nghi” với FDI (25/10/2012)

>   EU chuẩn bị chương trình hỗ trợ mới cho Việt Nam (24/10/2012)

>   Lạm phát năm 2012 không còn đáng e ngại? (24/10/2012)

>   Lập Ủy ban Quốc gia về tái cơ cấu kinh tế? (24/10/2012)

>   “CPI tháng 10 tăng 0,81%” (24/10/2012)

>   Vực dậy nền sản xuất là cần thiết nhất (24/10/2012)

>   Giảm mục tiêu tăng trưởng (23/10/2012)

>   Việt Nam xếp hạng 99 thế giới về môi trường kinh doanh (23/10/2012)

>   'Thông điệp của Thủ tướng làm an lòng dân' (23/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật