Thứ Tư, 24/10/2012 18:30

Lạm phát năm 2012 không còn đáng e ngại?

Tổng hợp chung các tác động trái chiều, đà tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong những tháng cuối năm 2012 là không đáng lo ngại.

* CPI tháng 9 đột biến và áp lực nào cho điều hành chính sách?

* “CPI tháng 10 tăng 0,81%”

CPI tháng 10 tăng trong “tầm tay”!

Biến động mạnh trong chu kỳ hình sin ngắn ngày của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã gây nhiều e ngại về diễn biến lạm phát trong những tháng cuối năm, đặc biệt là sau cú tăng đột biến 2.2% trong tháng 9 vừa qua.

Tuy vậy, áp lực này đã tạm lắng xuống sau khi số liệu CPI tháng 10 ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM được công bố tăng lần lượt 0.37% và 0.4% so với tháng 9.

Tổng cục Thống kê cũng vừa công bố CPI tháng 10 cả nước tăng 0.85% so với tháng 9, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 6.02% so với cuối năm 2011. Mức tăng này nằm trong dự báo của giới chuyên gia.

Bóc tách mức độ ảnh hưởng cho thấy, chỉ riêng 4 nhóm hàng Thuốc và dịch vụ y tế, Hàng ăn và dịch vụ ăn uống, Giáo dục, Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD đã làm tăng 0.67% chỉ số giá chung, so với mức tăng 0.85% của toàn rổ hàng hóa, như bảng thống kê bên dưới.

Tuy nhiên, so với tháng 9 thì chỉ số giá hạ nhiệt đáng kể ở các nhóm hàng (1), (3) và (4), và là nguyên nhân chính giải thích mức độ tăng vừa phải của CPI tháng 10. Việc Chính phủ chưa cho phép điều chỉnh tăng giá bán điện trong tháng 10 cũng “đóng góp” nhất định vào mức tăng vừa phải của CPI tháng này.

Ngược lại, nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng mạnh 0.29% sau nhiều tháng liên tục giảm giá hoặc đứng yên, và đóng góp 0.12% vào mức tăng chung của chỉ số CPI tháng 10.

Đà tăng của chỉ số giá có đáng lo ngại?

Mặc dù không tăng mạnh như tháng trước, nhưng đà đi lên của chỉ số giá tiêu dùng trong hai tháng qua cũng khiến nhiều người nghi ngại về chu kỳ tăng mạnh của chỉ số này, như đã từng diễn ra trong nửa cuối năm 2009 theo biểu đồ bên dưới. Liệu điều này có xảy ra?

Không giống như năm 2009, chính sách vĩ mô cuối năm 2012 tuy vẫn được duy trì “nới lỏng” để hỗ trợ tăng trưởng nhưng lại đặt trong mối tương quan chặt chẽ với mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Hơn nữa, khả năng hấp thụ yếu hiện nay của nền kinh tế sẽ giảm bớt đáng kể mức độ ảnh hưởng của chính sách lên chỉ số giá tiêu dùng, nếu so với cùng kỳ năm 2009.

Trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 8% trong cả hai năm 2012 và 2013.

Bên cạnh đó, đà tăng của chỉ số giá tiêu dùng chủ yếu do các yếu tố như mùa tựu trường, đợt điều chỉnh mặt bằng giá dịch vụ y tế, hay biến động của giá xăng dầu thế giới…

Hiện rủi ro lớn nhất lớn nhất đối với diễn biến lạm phát những tháng cuối năm là biến động của giá cả lương thực, thực phẩm do ảnh hưởng của mùa mưa bão, cũng như biến động khó lường của giá xăng dầu thế giới…

Tổng hợp chung các tác động trái chiều, đà tăng của chỉ số giá trong những tháng cuối năm 2012 là không đáng lo ngại. Nếu chỉ số giá hai tháng cuối năm giữ mức tăng trung bình 1 – 1.5%, thì CPI cả năm 2012 chỉ dao động trong khoảng 7.6 – 8.2%.

Hoàng Vũ (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Lập Ủy ban Quốc gia về tái cơ cấu kinh tế? (24/10/2012)

>   “CPI tháng 10 tăng 0,81%” (24/10/2012)

>   Vực dậy nền sản xuất là cần thiết nhất (24/10/2012)

>   Giảm mục tiêu tăng trưởng (23/10/2012)

>   Việt Nam xếp hạng 99 thế giới về môi trường kinh doanh (23/10/2012)

>   'Thông điệp của Thủ tướng làm an lòng dân' (23/10/2012)

>   Bị “tín nhiệm thấp”, có thể xin từ chức (23/10/2012)

>   2013: Nên đặt tái cấu trúc trên mục tiêu tăng trưởng (23/10/2012)

>   'Thay vì hoãn tăng lương, nên cắt các khoản chi không cần thiết' (23/10/2012)

>   Giá tiêu dùng TPHCM lại giảm tốc (22/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật