Thứ Sáu, 05/10/2012 09:30

Nhịp đập Thị trường 05/10: Hai sàn xanh mướt, nhiều bluechips tăng trần

Chứng khoán trong nước khép lại một tuần hết sức ảm đảm bằng màu xanh mướt ở cả hai sàn. Không ít cổ phiếu bluechips lẫn đầu cơ tăng trần, nhưng điều đáng buồn là thanh khoản vẫn chưa cải thiện.

Đà giảm không trở lại như phiên chiều 04/10 do bên mua ra sức nâng đỡ các mà vốn hóa lớn. Ngoài ra, với biên độ của các chỉ số cũng như cổ phiếu sáng nay đã mở rộng hơn so với phiên trước, điều này phần nào cải thiện tâm lý nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo ngại rằng đây là chiêu “kéo xả” thường thấy vào những phiên cuối tuần.

Tuy vậy, một sự hồi phục khá lớn vẫn là niềm vui cho không ít người sau một tuần mệt mỏi với diễn biến lình xình và đi xuống.

Kết thúc phiên chiều, VN-Index tăng đến 3.65 điểm, tức 0.95% lên 388.16 điểm. Không có mã nào trong rổ VN30 giảm giá, thậm chí một loạt cổ phiếu tăng trần như DIG, ITA, KDC, NTL, OGC. Các bluechips khác phần lớn đều tăng, riêng CTG, FPT, MBB, SSI, VIC, STB, VIC, VNM lại chốt phiên ở mốc tham chiếu.

Ở nhóm đầu cơ, giao dịch sôi động chỉ tập trung ở một số mã nhất định, trong khi phần còn lại đều đứng yên hoặc giảm. Điển hình là NVT, PTC, PTL, PXI, PXL, PXM, SBS đều tăng kịch trần thay cho đà giảm ở các phiên trước.

SII vài phiên trước còn “ăn theo” CII nhưng 2 phiên trở lại đây đã liên tục tăng trần và bỏ CII lại phiên sau. Chốt phiên, SII tăng lên 11,800 đồng còn CII đạt 24,900 đồng/cp.

Ở sàn HNX, các mã chủ chốt bị bán ra nhiều nhưng cuối phiên kịp dừng tại mốc tham chiếu. Riêng VND vẫn tăng được khoảng 2.38% lên 8,600 đồng/cp. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là FLC tăng trần lên 6,000 đồng/cp, đánh dấu phiên tăng trần thứ 4 liên tiếp. KLS cuối phiên bứt phá mạnh nhưng bị bên bán “đè” xuống mốc tham chiếu, nhưng giao dịch rất lớn, với 3.22 triệu đơn vị.

Với hơn 100 mã tăng giá cuối phiên nhưng dư mua khá thưa thớt, HNX-Index nhích 0.17 điểm, tức 0.31% đóng cửa tại 54.34 điểm.

Thanh khoản hai sàn đạt gần 50 triệu đơn vị, trị giá khoảng 553 tỷ đồng, trong đó HOSE chiếm 407.36 tỷ đồng, hơn gấp đôi so với HNX.

Phiên sáng: Dấu ấn FLC

Thị trường vẫn giữ được sắc xanh đến hết buổi sáng, tương tự những gì diễn ra ở phiên trước. Bluechips vẫn là lực đỡ chính và thanh khoản tiếp tục cạn kiệt.

VN-Index tăng nhẹ 1.79 điểm (0.47%) lên 386.3 điểm, toàn sàn có 94 mã tăng giá, 60 mã giảm và 78 mã đứng giá. Khối lượng giao dịch chỉ đạt 12.2 triệu, tương đương 184.1 tỷ đồng.

HNX-Index cũng tăng 0.2 điểm (0.37%) đứng ở 54.37 điểm, với 80 mã tăng giá, 53 mã giảm và 263 mã đứng giá nhưng chỉ 10.93 triệu đơn vị.

Gói VN30 chỉ 3 mã giảm là HAG, CTG, STB, nhưng mức giảm chỉ 100 đồng, số mã tham chiếu cũng lác đác, còn lại sắc xanh chiếm ưu thế tuy không có mã tăng trần.

Ngoài ra, NVT bất ngờ tăng trần giao dịch đạt 475 ngàn đơn vị, đứng thứ hai toàn sàn HOSE. Dẫn đầu là ITA với nhiều nhất cũng chỉ 808 ngàn đơn vị, cổ phiếu này một lần nữa từ giá sàn tiến lên giá tham chiếu.

Sàn HNX dễ dàng nhận ra những mã trụ cột như VND, KLS, PVX, SCR, BVS, PVS đều tăng giá, ACB cũng từ giảm, trở về tham chiếu.

Cổ phiếu SME tăng giá khủng, lên tới 50% từ 200 đồng lên 300 đồng/cp. Tuy nhiên, thời gian hủy niêm yết của cổ phiếu này đang đến gần.

Đáng chú ý nhất là FLC những ngày gần đây gây được sự chú ý của nhà đầu tư với 4 phiên tăng giá và giao dịch luôn đạt trên 1 triệu đơn vị. Tạm chốt buổi sáng, FLC tăng 200 đồng lên 5,900 đồng/cp sau những đợt giằng co mạnh. Sáng nay, FLC cũng thông báo ước doanh thu 9 tháng đột biến lên tới 1,000 tỷ đồng.

Sàn Hà nội cũng ghi nhận một vài mã tăng trần với dư mua tuyệt đối như PTI, PVA, SD1, UNI, VC6, WSS… Riêng PVL cũng tăng nhưng lại có dư bán giá trần chiếm chủ đạo.

10h30: Giao dịch èo uột, cổ phiếu xấu vẫn tăng trần đều đặn

Thị trường vẫn ảm đạm sau hơn ½ thời gian giao dịch buổi sáng dù sắc xanh vẫn được duy trì. Thanh khoản tiếp tục thấp kỷ lục. Tuy nhiên, vẫn có một số mã tăng trần trong sự nghi ngại của nhà đầu tư.

Các mã vốn hóa lớn như VCB, HPG, DPM, CII, GAS tăng nhẹ góp phần giữ cho VN-Index trên mốc tham chiếu. Các bluechips khác đều đi ngang quanh mức tham chiếu.

HPG có lúc tăng trần, nhưng hiện thu gọn còn 400 đồng. Nhiều ý kiến cho rằng có dấu hiệu đẩy giá ở cổ phiếu này nhằm giúp cho đợt phát hành 70 triệu cổ phiếu diễn ra thành công.

SBT tăng nhẹ 2.4% lên 17,000 đồng ngay sau khi công bố đầu tư 600,000 USD trồng mía tại Campuchia.

SII tăng kịch trần lên 11,800 đồng, với lực mua mạnh, vượt qua cả đà tăng của CII (800 đồng/cp).

Đáng kể là FDC dù lực mua bán đều thấp, nhưng giá cổ phiếu vẫn tăng trần 9 phiên liên tiếp. Gần đây công ty công bố nhiều thông tin về thay đổi nhân sự điều hành cũng như Ban Kiểm soát.

Sàn HNX, thị trường vẫn giảm dù VND, SCR, KLS, BVS nhích nhẹ trên mốc tham chiếu.

Một số mã có yếu tố cơ bản rất kém như PSG, PVL, PHS, VC6, VC7, VC9 lại tăng trần một cách khó hiểu dù lực mua bán đều hết sức nhỏ giọt.

Đến 10h30, VN-Index chỉ còn tăng 0.63 điểm (0.16%) tạm đứng ở 385.14 điểm. HNX-Index không duy trì được mức tăng mà chuyển sang giảm nhẹ 0.09 điểm, tương ứng 0.17%, xuống 54.08 điểm.

Thanh khoản tiếp tục cạn kiệt  khi tổng khối lượng chỉ đạt hơn 13.5 triệu đơn vị, giá trị chưa đến 200 tỷ đồng.

Mở cửa: Tiếp tục đi ngang

Thị trường mở cửa phiên cuối tuần với sự biến động rất hẹp của các cổ phiếu. Tuy nhiên nhờ một vài mã chủ chốt tăng giá nên VN-Index khởi đầu với sắc xanh trong khi HNX tiếp tục giảm.

Gần như toàn bộ các mã bluechips đều đứng yên với lực cung cầu rất yếu trong 15 phút mở cửa, ngoại trừ CII, HPG tiếp tục tăng trần khi đón nhận các tin tích cực. Tuy nhiên, lực cầu đã yếu dần sau đó. KDC cũng bật tăng 500 đồng nhờ thông tin Tổng Giám đốc đăng ký mua thêm 3 triệu cổ phiếu, HSG nhích nhẹ 300 đồng.

Các mã đầu cơ co cụm trở lại và hầu hết đều giảm, đặc biệt BGM, DLG, ASM, CLG, ITA đều giảm sàn hết biên độ.

Tuy vậy, VN-Index vẫn tăng VN-Index tăng 0.27 điểm (0.07%) lên 384.78 điểm, còn HNX-Index giảm 0.13 điểm (0.24%) xuống 54.04 điểm.

Sàn Hà Nội, VND tăng nhẹ 100 đồng nhờ thông tin dẫn đầu thị phần môi giới tại HNX trong quý 3, BVS cũng nhích 100 đồng, riêng các mã trụ cột còn lại đều giảm như PVX, ACB đều giảm.

Ở các mã nhỏ hơn, UNI bất ngờ tăng trần với lượng mua vào mạnh, VC6 cũng tăng hết biên độ sau thông tin 8 lãnh đạo công ty đồng loạt gom cổ phiếu. MKV, TLT, LM7 cũng nằm trong top 5 mã tăng nhiều nhất.

Khối lượng giao dịch ở hai sàn vẫn dừng ở mức thấp, với 1.5 triệu đơn vị trên cả hai sàn, đạt vỏn vẹn 11 tỷ đồng.

Dấu hiệu tích cực hơn đã xuất hiện ở đợt khớp lệnh liên tục khi các mã vốn hóa lớn như DPM, VNM, PVF… tăng nhẹ từ mức tham chiếu.

Viết Vinh - Mỹ Hà (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 05/10 (04/10/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 04/10: Bluechips "hết hơi", cổ phiếu đầu cơ bị bán mạnh (04/10/2012)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 04/10 (03/10/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 03/10: Cổ phiếu nhỏ tăng trần, tiền đầu cơ đã trở lại? (03/10/2012)

>   Vietstock Daily 03/10: Điểm sáng từ KQKD quý 3? (02/10/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 2/10: Kỷ lục mới, HNX-Index thủng mốc 54 (02/10/2012)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 02/10 (01/10/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 1/10: HNX-Index lại thấp chưa từng có, bi quan “cùng cực”? (01/10/2012)

>   Vietstock Weekly 01 - 05/10: Liệu có ”cú bồi” từ giá điện? (30/09/2012)

>   Chứng khoán Tuần 24 - 28/09: Điều gì đã đẩy thanh khoản tụt dốc? (28/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật