Thứ Tư, 03/10/2012 09:27

Nhịp đập Thị trường 03/10: Cổ phiếu nhỏ tăng trần, tiền đầu cơ đã trở lại?

Với số mã tăng chiếm áp đảo, đồng thời được hỗ trợ bởi các mã vốn hóa lớn, thị trường tiếp tục duy trì sắc cho đến hết phiên buổi chiều. STB lại có thêm 9.5 triệu cổ phiếu thỏa thuận ở mức giá sàn.

Lực cầu gia tăng mạnh ngay khi thị trường giao dịch trở lại vào buổi chiều khiến giá cổ phiếu lẫn chỉ số đều bật mạnh, tuy nhiên bên bán tận dụng cơ hội ra hàng. Do đó, đà tăng chững lại trong phần lớn thời gian giao dịch. Thị trường vẫn thuộc về người bán.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán và các mã chủ chốt tại không còn tăng trần so với buổi sán g. Theo đó, VND, KLS, PVX, SCR, BVS, SHB chỉ tăng giá khoảng 2% mỗi mã, riêng ACB đứng giá, còn SHS tăng 4.76% đạt 4,400 đồng/cp. Mã NVB giảm kịch sàn và chỉ còn 6,700 đồng/cp, thuộc top 5 của thị trường.

Những mã nhỏ hơn như PSI, SHS, ORS lại giữ được mức giá trần nhưng xu hướng cuối phiên vẫn bán ra là chủ đạo.

Với khoảng 120 mã tăng giá và 63 mã giảm, HNX-Index giữ được sắc xanh với 0.25 điểm, tương ứng 0.46% lên 54.19 điểm, tuy nhiên chỉ số vẫn chưa thể bứt phá khỏi mức thấp kỷ lục.

Giao dịch buổi chiều tương đương với buổi sáng, nâng tổng giao dịch lên 20.87 triệu đơn vị, ứng với 143.85 tỷ đồng.

Sàn HOSE, bên bán cũng mạnh dần về cuối phiên khiến biên độ tăng bị thu hẹp. VN-Index nhích 1.06 điểm, tức 0.27% đạt 385.37 điểm mặc dù toàn sàn có đến 145 mã tăng giá, còn lại gồm 65 mã giảm và 75 mã giao dịch tham chiếu. Trong đó, phần lớn các mã trong VN30 đều tăng giá như CTG, DPM, VNM, BVH, MSN, HAG, SSI, VCB, EIB, HPG… nhưng chỉ xoay quanh mức 1%. Riêng VIC giảm đến 3.66% xuống chỉ còn 79,000 đồng/cp, còn ITA giảm kịch sàn chỉ còn 3,900 đồng/cp và SBT, PVF, OGC cũng giảm nhẹ.

Trong khi đó, các mã vốn hóa nhỏ và đầu cơ NTB, BGM, VHG, CLG, CSG, DHM, DLG, DXG, FDC, KSS, KSH, LCM, NVT… vẫn tăng trần với dư mua tuyệt đối. Nhóm cổ phiếu dầu khí hạng vừa cũng tăng hết biên độ nhưng lượng bán ra lại có xu hướng gia tăng như PXI, PXL, PXM. Các PXT, PXS cũng nhích nhẹ.

Sự hưng phấn của lực cầu giúp VN-Index giữ được mức tăng 1.05 điểm, tức 0.27% lên 385.37 điểm.

Thanh khoản tăng lên đến 36.72 triệu đơn vị, trị giá 567.64 tỷ đồng nhưng thực chấp có đến 9.5 triệu cổ phiếu STB, tương ứng với giá trị 180 tỷ đồng.

ITA dù giảm sàn nhưng vẫn được mua vào hơn 2.64 triệu đơn vị, SSI tăng gần 4% với 1.16 triệu đơn vị chuyển nhượng.

Nhà đầu tư nước ngoài mua vào rất ít trên cả hai sàn. MBB được mua nhiều nhất nhưng chỉ đạt 250 ngàn đơn vị.

Phiên sáng: Lội ngược dòng, khoáng sản-chứng khoán đồng loạt tăng trần

Sự khởi sắc nhẹ của thị trường trong khoảng 45 phút cuối buổi sáng bất ngờ thu hút lực cầu quay trở lại. Dù không quá mạnh nhưng vẫn giúp thị trường tăng lên đáng kể. Nhóm cổ phiếu đầu cơ khoáng sản và chứng khoán tăng mạnh.

Tăng chủ yếu trong những phút cuối thuộc nhóm Mid Cap và Small Cap với mức tăng 1.38% và 0.8%. Micro Cap “ăn theo” nhưng cũng tăng được 0.44%. Riêng nhóm Large Cap đóng vai trò lực đỡ, với mức tăng nhẹ 0.58%.

VND và KLS dẫn đầu nhóm cổ phiếu chứng khoán khi bứt phá 5.45% và 4.82%. Tiếp sau đó là SHS cũng tăng 4.76% đều năm trong nhóm có giao dịch sôi động tại HNX. Một loạt cổ phiếu chứng khoán khác tăng trần như APS, BVS, PSI, WSS, những mã còn lại cũng ghi nhận mức tăng đáng kể.

Thị trường cũng chứng kiến sắc tím hiếm thấy của PVX và SCR, riêng ACB chỉ quay về mốc tham chiếu, còn SHB tăng nhẹ 200 đồng/cp. Vài mã cổ phiếu dầu khí khác cũng bứt phá theo thị trường như PVL, PVR, PVI, PVR, PVC…

Cổ phiếu ngành than lại giao dịch khá ảm đạm thay vì tăng mạnh như các phiên trước. TC6, TDN, TVD đồng loạt giảm.

Sàn HOSE, vẫn với lực đỡ từ nhóm cổ phiếu lớn như CTG, MSN, BVH, VNM, HAG, SSI, GAS, EIB, VCB giúp thị trường tăng trở lại. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ mới trở thành động lực chính để VN-Index tăng 2.72 điểm (0.71%) tạm dừng ở 387.04 điểm.

Các mã đầu cơ thuộc nhóm khoáng sản được nhà đầu tư săn đón khi LCM, BGM, DHM, KSS, KTB, KSH, KSA, VHG… đều đồng loạt tăng trần. Vài mã khác cũng có cùng diễn biến như VNE, FDC, CLG, DXG, DLG, BTP…

Cuối buổi, thanh khoản tăng lên 21.13 triệu đơn vị, tương ứng 322.58 tỷ đồng. Toàn sàn có 137 mã tăng giá, tăng nhiều phải kể đến SSI lên 16,000 đồng, giao dịch gần 1 triệu đơn vị, KTB tăng trần, EIB tăng 100 đồng, giao dịch đứng thứ 5 toàn sàn với 617 ngàn cổ phiếu được trao đổi.

11h00: VN-Index vượt 385 điểm, giao dịch tiếp tục uể oải

Đến khoảng 11h00 thị trường bật trở lại nhờ cổ phiếu đảo chiều tăng giá nhưng nhìn chung mức tăng khá yếu và giao dịch vẫn hết sức ảm đạm.

PVF từ giá sàn quay về mốc tham chiếu, STB vẫn giảm 300 đồng từ đầu phiên, EIB bật tăng 100 đồng từ mốc tham chiếu. VIC vẫn giảm 1,000 đồng xuống còn 81,000 đồng/cp, trong khi đó HAG giữ được sắc xanh từ đầu phiên với gần 3% sau khi Tập đoàn này yêu cầu S&P ngừng mọi đánh giá về tín nhiệm và tín dụng.

Nhóm cổ phiếu đầu cơ tiếp tục có sự vẫn động mạnh, tập trung vào các mã khởi sắc từ đầu phiên như LCM, KSS, BGM, DLG, DHM, VHG… Riêng CSG và SAM cũng bật tăng trần khi thời điểm CSG hủy niêm yết và trả tiền cho cổ đông sắp đến gần.

VN-Index tăng nhẹ 1.14 điểm (0.3%) lên 385.46 điểm thì HNX-Index cũng tăng nhẹ 0.3 điểm (0.56%) đứng ở 54.24 điểm.

Tuy nhiên, khối lượng giao dịch vẫn hết sức ảm đạm, tổng cả hai sàn chỉ trên 24 triệu đơn vị, trị giá 280 tỷ đồng.

Sàn Hà Nội có 74 mã tăng, 265 mã đứng giá và chỉ 57 mã giảm. Trong khi HOSE mã tăng chiếm ưu thế với 106 mã và 70 mã tham chiếu, còn lại giảm

10h00: Hết lực đỡ, đà giảm quay trở lại

Sắc xanh lại nhường chỗ cho đà giảm. Như vậy, đợt phục hồi kỹ thuật chỉ duy trì được trong khoảng 1 giờ mở cửa. Thanh khoản tiếp tục thấp với khoảng 140 tỷ đồng ở cả hai sàn.

Lần lượt các mã chủ chốt quay đầu giảm từ sau 10h00, do đó dù số mã tăng vẫn chiếm ưu thế nhưng hai chỉ số chính đã quay đầu giảm.

Lần lượt MSN, VIC, CTG, PVF, STB, ITA, OGC mất điểm nhẹ, trong khi BVH, HAG, SSI, VCB vẫn tăng nhưng rất yếu. VNM, GAS, EIB quay về mốc tham chiếu.

Tại HNX, mã ACB cũng mất 100 đồng xuống 15,700 đồng/cp. Riêng FLC, VND, KLS vẫn tăng giá nhẹ nhưng lực cầu nhìn chung vẫn rất yếu.

Giao dịch tại HNX chỉ đạt hơn 4.5 triệu đơn vị, trị giá chưa đến 30 tỷ đồng cho thấy sự uể oải của thị trường đến mức nào.

Khoảng 10h05, VN-Index còn 384.13 điểm giảm 0.05% (0.19 điểm), thanh khoản hiện tại chỉ 7.4 triệu đơn vị, tương đương 116.01 tỷ đồng. Thị trường có 99 mã tăng và 43 mã giảm.

Còn trên HNX, chỉ số HNX-Index giảm 0.07% (0.04 điểm) xuống mức 53.9. Lực bán tiếp tục mạnh lên kéo thị trường tiếp tục giảm sâu.

Một số mã đầu cơ như KSS, DHM, DLG, NTB duy trì được mức tăng trần.

Mở cửa: Màu xanh trở lại, DLG, KSS, DHM dồn dập tăng trần

Thị trường đã có sự tích cực hơn khi các mã cổ phiếu vốn hóa lớn quay đầu tăng giá trong phiên sáng nay. Tuy nhiên, thanh khoản vẫn còn rất thấp. Nhiều người cho rằng đây chỉ là sự phục hồi kỹ thuật sau vài phiên ảm đạm.

Nhóm cổ phiếu Large Cap và Mid Cap đang dẫn dắt thị trường với các mã như BVH, MSN, VNM, HAG, SSI, VCB, DPM, GAS… tại HOSE và VND, PVX, FLC, SCR, ACB… tại HNX.

Đáng chú ý nhất là FLC tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp sau khi giảm gấp 9 lần ở các phiên trước đó, giao dịch của FLC cũng khởi sắc hơn với hơn 116,000 đơn vị. Dẫn đầu vẫn là VND và PVX.

Trên HOSE, DLG tăng kịch trần 3,400 đồng với lượng dư mua trần áp đảo, hơn 540 ngàn đơn vị sau khi Chủ tịch và Phó Chủ tịch công ty này đăng ký mua vào 3.3 triệu cổ phiếu. Một số mã khoáng sản đầu cơ cũng tăng hết biên độ như DHM, KSS với lực mua dồn dập, cùng với đó là LCM, BGM cũng tăng hết biên độ nhưng lượng mua vào có phần yếu hơn.

Đáng chú ý khi FDC ghi nhận phiên tăng trần thứ 7 liên tiếp lên 18,900 đồng/cp nhưng lãnh đạo công ty chưa có động thái giải trình theo quy định.

Mở cửa, thị trường tăng nhẹ trên cả hai sàn, VN-Index tăng 1.29 điểm (0.34%) lên 385.61 điểm, HNX-Index tăng 0.05 (0.09%) lên 53.99 điểm. Tổng khối lượng giao dịch là 1.9 triệu đơn vị, đang chia đều cho cả hai sàn, tương đương 14 tỷ đồng.

Các nhóm chỉ số đều tăng nhẹ, tăng nhiều nhất là nhóm Mid-cap (+0.44%), Large (+0.4%), Small-cap (+0.31%), và tăng yếu nhất nhóm Micro-cap chỉ 0.04%.

Viết Vinh -  Mỹ Hà (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 03/10: Điểm sáng từ KQKD quý 3? (02/10/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 2/10: Kỷ lục mới, HNX-Index thủng mốc 54 (02/10/2012)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 02/10 (01/10/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 1/10: HNX-Index lại thấp chưa từng có, bi quan “cùng cực”? (01/10/2012)

>   Vietstock Weekly 01 - 05/10: Liệu có ”cú bồi” từ giá điện? (30/09/2012)

>   Chứng khoán Tuần 24 - 28/09: Điều gì đã đẩy thanh khoản tụt dốc? (28/09/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 28/09: Cổ phiếu ngân hàng vẫn tích cực (28/09/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 27/09: Large Cap hết sức, hai sàn giảm điểm (27/09/2012)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 27/09 (26/09/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 26/9: Đình đám PVX (26/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật