Thứ Sáu, 28/09/2012 09:27

Nhịp đập Thị trường 28/09: Cổ phiếu ngân hàng vẫn tích cực

Phiên giao dịch cuối tuần, thị trường lại đóng cửa trong sắc đỏ. Loại trừ đi giao dịch thỏa thuận thì thanh khoản cũng không cải thiện hơn các phiên trước là mấy. Tâm lý nhà đầu tư vẫn là thận trọng và ngại tham gia thị trường.

Đáng chú ý là sự trở lại của một vài mã cổ phiếu ngân hàng như STB, ACB, EIB bất chấp việc Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm nội và ngoại tệ của Việt Nam từ “B1” xuống “B2” và các ngân hàng của Việt Nam gồm ACB, BIDV, CTG, MBB, SHB, STB, TCB và VIB cũng bị đánh tụt hạng.

Tại HOSE, các mã chủ chốt GAS, MSN, VCF, EIB, STB tăng giá góp phần ngăn chặn đà giảm của VN-Index và VN30 trong khi VCB, VNM, HAG, BVH, HPG ảnh hưởng lớn đến thị trường theo hướng tiêu cực.

Với tổng cộng gần 130 mã giảm giá và 81 mã tăng, VN-Index đánh mất 0.77 điểm (0.2%) còn 392.57 điểm.

Thanh khoản thị trường đạt 37.1 triệu đơn vị, tương ứng 619.34 tỷ đồng, cải thiện rất nhiều so với phiên hôm qua nhưng thực chất giao dịch thỏa thuận đã chiếm đến 43% về khối lượng, với 16 triệu đơn vị và xấp xỉ 50% giá trị, với 307 tỷ đồng.

STB trong khi thỏa thuận hơn 12.5 triệu đơn vị giá sàn, thì trên sàn khớp lệnh, STB tăng nhẹ 100 đồng và cũng dẫn đầu về giao dịch với 1.43 triệu đơn vị.

Sàn HNX, bất chấp ACB tăng giá, HNX-Index vẫn giảm mạnh hơn so với buổi sáng khi mất 0.43 điểm, tức 0.77% xuống 55.47 điểm.

Thanh khoản tăng gần gấp đôi so với phiên sáng, đạt 19.3 triệu đơn vị, tương đương 149 tỷ đồng. Tuy nhiên, giao dịch thỏa thuận chiếm đáng kể, với 2.38 triệu đơn vị, ứng với 39.33 tỷ đồng. Do đó, thanh khoản thực chất không cải thiện là bao.

Cổ phiếu ngành than vẫn tích cực. THT tiếp tục tăng trần, cùng với TVD. Ngoài ra, TCS, TC6, TDN, NBC, MIC cũng ghi nhận mức tăng khá mạnh.

Phiên sáng: EIB- ACB cặp đôi hoàn hảo khi thị trường giảm

Điểm đáng lưu ý trong phiên buổi sáng là sự giằng co mạnh và liên tục của VN-Index. Cùng với đó, ACB từ giảm chuyển sang tăng nhẹ, hay SME cũng được kéo về mức tham chiếu với số lượng gom vào khá lớn.

Cụ thể, cuối buổi sáng, SME từ mức giảm 33.33% trở về mốc tham chiếu, đạt 300 đồng/cp với 601 ngàn đơn vị chuyển nhượng, đứng thứ 2 thị trường sau PVX và là mức cao nhất trong vài tháng trở lại đây của cổ phiếu này.

ACB sau khi đối mặt với nguy cơ xả hàng đã đảo chiều tăng nhẹ 200 đồng lên 16,500 đồng/cp. ACB cũng có thanh khoản đứng thứ 3 với gần 600 ngàn đơn vị. Các mã chủ chốt khác tại HNX rút ngắn đà giảm.

Các mã cổ phiếu ngành than vẫn tăng giá tích cực, đặc biệt là THT dư mua trần tuyệt đối.

HNX-Index rút ngắn biên độ giảm so với buổi sáng, với 0.31 điểm, tương ứng 0.55% tạm dừng tại 55.59 điểm. Điều đáng buồn là thanh khoản đứng ở mức thấp, với 10.65 triệu đơn vị, tương đương 93 tỷ đồng.

Sàn HOSE liên tục giằng co và biến động xoay quanh mốc tham chiếu. Tuy nhiên, phần lớn thời gian chỉ số này di chuyển ở mức giá giảm. Thị trường vẫn chịu ảnh hưởng lớn bởi các mã vốn hóa lớn, trong đó có sự giằng co của EIB, BVH, MSN, VIC, VNM, SSI…

Thị trường tạm dừng với 73 mã tăng giá, trong 17 mã tăng trần có sự góp mặt của KSA giao dịch đứng thứ 2 toàn sàn, EIB, GAS tăng giá, nhưng vẫn có 100 mã giảm làm cho VN-Index tiếp tục giảm sâu lùi xuống 391.62 điểm, giảm 1.72 (0.44%).

Thanh khoản dù đạt 24.94 triệu đơn vị giao dịch, tương ứng 423 tỷ đồng, nhưng thực chất giao dịch thỏa thuận đã chiếm gần ½ với 12.5 triệu đơn vị, trị giá 247 tỷ đồng mà đặc biệt nhất là việc STB thỏa thuận hơn 11.5 triệu đơn vị giá sàn.

10h40: Cổ phiếu ngành than khởi sắc, STB thỏa thuận hàng chục triệu cp

Trong lúc thị trường bất động với cả bên mua và bên bán đều bế tắc thì ở một vài nhóm cổ phiếu lại có sự khởi sắc bất ngờ. Có thể thấy rõ ở nhóm cổ phiếu ngành than.

Thông tin về việc giá than bán cho điện đã được tăng đợt thứ 2 trong năm với mức tăng từ 28% đến gần 40%, áp dụng ngay từ ngày 15/9 xuất hiện trên báo chí sáng nay trở thành động lực để nhóm cổ phiếu ngành than tăng giá. Ngoại trừ THT tăng kịch trần lên 11,500 đồng/cp, các mã khác như TDN, TVD, TC6, NBC, CTA, CVN… tăng giá từ 2-5% mỗi mã.

Trên thị trường chung, đà giảm vẫn tiếp tục ở hầu hết các mã chứng khoán và các chỉ số. Thanh khoản bế tắt với khoảng 18 triệu đơn vị khớp lệnh ở cả hai sàn, trị giá 180 tỷ đồng lúc 10h40.

STB tiếp tục có thêm gần 2 triệu cổ phiếu thỏa thuận giá sàn nâng tổng lượng cổ phiếu thỏa thuận của mã này lên khoảng 11.5 triệu đơn vị, tương ứng 218 tỷ đồng.

10h00: Giao dịch bất động, STB thỏa thuận 9.5 triệu cp giá sàn

Sau khoảng 1 giờ giao dịch, thanh khoản thị trường thấp đến kỳ lạ, lượng dư mua dư bán trên cả hai sàn cũng rất ít. Khá nhiều cổ phiếu giảm nhưng chỉ biến động động trong biên độ hẹp.

Tâm lý thận trọng đến mức khó tả. Quan sát thị trường cho thấy, không có nhóm cổ phiếu nào giảm giá quá mạnh. Cụ thể, lúc 10h00, Large Cap giảm 0.4%, Mid Cap mất 0.36%, Small Cao rớt 0.43% và Micro Cap thụt lùi 0.34%.

Tuy nhiên, HNX-Index vẫn giảm khá mạnh, đến 1.02%, tức 0.57 điểm xuống 55.23 điểm do các mã chủ chốt của sàn này đều giảm đáng kể. Theo đó, PVX mất 4.35%, ACB tiếp tục giảm 1.84% và các mã khác như VND, KLS, SHB, SHS, VCG… đều chìm trong sắc đỏ với tổng cộng 76 mã.

Giao dịch thấp đến “đáng sợ” với gần 6 triệu đơn vị, tương đương 61 tỷ đồng. PVX giao dịch nhiều nhất nhưng chưa đến 500 ngàn đơn vị.

HOSE tỏ ra tích cực hơn với hơn 14 triệu đơn vị chuyển nhượng, trị giá khoảng 250 tỷ đồng. Tuy nhiên, thực chất trong đó STB có thỏa thuận đến 9.5 triệu cổ phiếu giá sàn, tức khoảng 181 tỷ đồng. Còn trên sàn khớp lệnh, TTF bất ngơ có giao dịch lớn nhất, với 350 ngàn đơn vị giao dịch ở giá sàn, dư bán tuyệt đối.

Trong gói VN 30, sắc đỏ ngập tràn, khối ngân hàng ngoài trừ MBB đứng giá thì tất cả đều giảm EIB (-0.7%), VCB (-0.8%), STB (-1.01%) kéo theo VN-Index giảm 1.37 điểm (0.35%) hạ xuống 391.97 điểm.

Lúc này, GAS cùng SBT, PNJPVD tăng nhẹ.

Toàn sàn chỉ 43 mã tăng nhưng lại có tới 93 mã giảm, còn lại đứng giá

Mở cửa: ACB biến động mạnh, chưa có dấu hiệu bán tháo

Sau sự kiện nguyên Chủ tịch và các Phó Chủ tịch ACB bị khởi tố, cổ phiếu ACB biến động mạnh trong những phút mở cửa sáng nay. Đà giảm đáng kể của mã này cùng các bluechips khác khiến HNX-Index giảm hơn 1% so với tham chiếu.

Chỉ trong khoảng 15 phút mở cửa, ACB liên tục biến động dưới giá tham chiếu, có lúc giảm trên 4%, sau đó thu lại còn 1% và tiếp tục giảm 2-3%. Giao dịch đạt khoảng 270 ngàn đơn vị.

Các cổ phiếu lớn còn lại cùng giảm giá nhưng biên độ ít hơn, như PVX, KLS, VND…

Đáng lưu ý việc nhà đầu tư xả hàng SME khá lớn sau khi HNX quyết định hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu này, SME chỉ giảm 100 đồng nhưng biên độ lên đến 33.33% xuống chỉ còn 200 đồng/cp. THV cũng giảm sàn, với 100 đồng, tương ứng 7.69% xuống 1,200 đồng/cp.

BCC tăng mạnh phiên thứ 3 liên tiếp sau khi đơn vị kiểm toán lưu ý lãi trước thuế 6 tháng đầu năm của công ty có thể tăng thêm 113 tỷ đồng nếu tính chênh lệch tỷ giá.

Với khoảng 40 mã giảm giá, HNX-Index mất 0.56 điểm, tương ứng 1% xuống 55.34 điểm, giao dịch đạt khoảng 1.94 triệu đơn vị, trị giá 10.79 tỷ đồng.

Sàn HOSE cũng tiếp tục duy trì đà giảm, tuy nhiên mức biến động không lớn. Cổ phiếu bluechips trong rổ VN30 giao dịch hết sức yếu, lực cung cầu đều khá thấp, chỉ có KDC, PVD, FPT tăng nhẹ, còn lại đều giảm và đứng yên.

Ít phút sau đó, BVH, MSN cùng VIC đảo chiều tăng nhẹ giúp VN-Index từ dưới tham chiếu tăng lên khoảng 0.5 điểm. Tuy nhiên, giao dịch nhìn chung vẫn rất thấp.

Viết Vinh - Mỹ Hà (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 27/09: Large Cap hết sức, hai sàn giảm điểm (27/09/2012)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 27/09 (26/09/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 26/9: Đình đám PVX (26/09/2012)

>   Vietstock Daily 26/09: “Gặm nhấm” lòng kiên nhẫn? (25/09/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 25/09: BVH lại sàn, nhiều bluechips ở HNX tăng nhẹ (25/09/2012)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 25/09 (24/09/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 24/09: EIB- KDC tăng trần nhưng yếu thế (24/09/2012)

>   Vietstock Weekly 24 - 28/09: ETF "qua đi", đâu sẽ là trụ đỡ cho thị trường? (23/09/2012)

>   Chứng khoán Tuần 17 - 21/09: ETF giúp xoa dịu “nỗi đau” (21/09/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 21/09: Ngất ngây vì ETFs, thanh khoản vượt 100 triệu đơn vị (21/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật