Chủ Nhật, 28/10/2012 22:15

Kinh tế chưa thể khởi sắc trong năm tới

Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng bức tranh kinh tế của năm 2013 sẽ vẫn chưa thể thoát ra khỏi được các khó khăn hiện tại, và doanh nghiệp sẽ còn đối diện với nhiều nguy cơ và thách thức phía trước.

Khảo sát trong các lãnh đạo công ty thuộc Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) về tình hình kinh tế Việt Nam trong năm tới cho ra kết quả: 46,9% cho rằng tình hình trong năm 2013 sẽ không có gì thay đổi nhiều so với năm 2012, trong khi 29,7% cho rằng tình hình sẽ xấu hơn, và chỉ 23,4% nhận định sẽ khởi sắc.

Dù vậy, có đến 50% doanh nghiệp nói họ sẽ tiếp tục tự chủ chứ không tham gia vào mua bán và sáp nhập (M&A), giữ vững thị trường và nếu có thể sẽ mở rộng sản xuất. Khoảng 20% doanh nghiệp được hỏi cho biết sẽ tìm cách phát triển thông qua mua bán và sáp nhập.

Ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch LBC, trong buổi họp mặt giữa các thành viên LBC và Câu lạc bộ Đại sứ hàng Việt ở TPHCM vào ngày 28-10, dẫn báo cáo mới nhất của các chuyên gia Đại học Harvard (Mỹ) với những nhận định rằng kinh tế Việt Nam trong 12 tháng tới vẫn đầy những rủi ro và thách thức.

Theo báo cáo này, đối với kinh tế vĩ mô, trong 12 tháng tới, lượng cầu quốc tế vẫn sẽ thấp khi mà mức tăng trưởng tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là khá chậm. Trong khi đó, lượng cầu trong nước cũng thấp khi mà người tiêu dùng đang chịu các gánh nặng lạm phát và điều kiện khó khăn của nền kinh tế, khiến sức mua giảm.

Về hoạt động của các doanh nghiệp, theo ông Trai, vốn đầu tư đang là một thách thức lớn, khi mà một lượng tiền rất lớn đang bị chôn trong bất động sản.

Một yếu tố khác nữa trong bức tranh không mấy sáng sủa của nền kinh tế năm tới đó là việc quản lý kênh phân phối chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc, khiến cho nền kinh tế chịu sự lệ thuộc từ bên ngoài.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cũng nhận định tình hình kinh tế sẽ khó có thể khởi sắc trong năm tới. Theo ông Lộc, cơn khủng hoảng kéo dài đã khiến cho 1/3 số doanh nghiệp Việt Nam, tức khoảng 200.000 doanh nghiệp, phải “rời bỏ thị trường”.

Trong số khoảng 400.000 doanh nghiệp còn lại, theo ông Lộc, số các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả không nhiều, mà kết quả cụ thể “không thể tiết lộ”.

Trong số các doanh nghiệp làm ăn có lãi, và sống khỏe thời khủng hoảng, thống kê cho thấy phần lớn là các doanh nghiệp vừa có các lãnh đạo trẻ, năng động, và các doanh nghiệp này vẫn giữ được thị trường, và mức tăng trưởng từ 30-50%.

Hoàng Phi

tbktsg online

Các tin tức khác

>   Tăng trưởng hợp lý, nhìn về 2013 (28/10/2012)

>   Đà Nẵng: CPI tháng 10/2012 tăng 0,54% (28/10/2012)

>   TPHCM: Thêm 200.000 tỉ đồng cho sản xuất cuối năm (28/10/2012)

>   Giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản chỉ đạt 9.500/15.000 tỷ đồng (28/10/2012)

>   Những khía cạnh đáng chú ý từ FDI 10 tháng (27/10/2012)

>   TPHCM: Các chỉ tiêu kinh tế giữ mức tăng hợp lý (27/10/2012)

>   “Hối hả” xuất ngoại đầu tư (27/10/2012)

>   Quốc hội nóng chuyện Dương Chí Dũng, 'bầu' Kiên (27/10/2012)

>   Ernst & Young: 'Việt Nam là một ngôi sao đang lên' (26/10/2012)

>   S&P giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Việt Nam, triển vọng “ổn định” (26/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật