Thứ Ba, 02/10/2012 09:21

Gói hỗ trợ thuế 29.000 tỉ đồng: Chưa đủ liều

Đó là đánh giá của hầu hết các chuyên gia, các quan chức có thẩm quyền sau 4 tháng triển khai gói hỗ trợ thuế 29.000 tỉ đồng cho các doanh nghiệp (DN).

Chưa đủ liều nên bệnh chưa thể lành, thậm chí có thể gây tác dụng phụ. Hay nói đúng hơn, để DN không kéo dài sự ngắc ngoải, cần có thêm nhiều “liều thuốc mạnh”.

Điều cần thiết hiện nay là tiếp tục có thêm gói hỗ trợ để tiếp sức cho DN sau những tín hiệu lạc quan (dù còn khiêm tốn) của gói hỗ trợ 29.000 tỉ nói trên.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là gói hỗ trợ tiếp theo phải được triển khai thật nhanh để "nối dài" và phát huy tối đa hiệu quả mà gói thứ nhất đã tạo ra. Bởi chúng ta đều biết, quy trình, thủ tục của ta rất mất thời gian. Từ khi đề xuất, thống nhất, triển khai cho đến khi tới tay DN, là cả một "hành trình". Cộng thêm hỗ trợ thuế luôn có độ trễ tới vài tháng, không thực hiện kịp thời, khó tạo ra hiệu ứng tương tác.

Điều thứ 2 cần lưu ý chính là liều lượng. Bộ Tài chính mới kiến nghị giãn tiếp thuế GTGT thêm 3 tháng cho DN đến tháng 4.2013, với số tiền tương ứng 3.745 tỉ đồng. Không chính thức gọi là gói hỗ trợ thứ 2 nhưng về bản chất, cũng tương tự. Rõ ràng, con số này quá khiêm tốn so với những khó khăn mà DN đang phải gồng gánh. Chúng ta đã thừa nhận gói hỗ trợ đầu tiên còn hạn chế về cả quy mô và cường độ thì với giá trị chỉ bằng 1/9 gói hỗ trợ đầu tiên này, liệu có đủ để tạo hiệu ứng cho nền kinh tế? Đây là vấn đề cần được tính toán cụ thể, khoa học và đặt tính hiệu quả lên hàng đầu.

Một vấn đề quan trọng nữa liên quan đến gói hỗ trợ lãi suất được triển khai trong thời gian qua. Lãi mới rẻ hơn, lãi vay cũ giảm về 15% vẫn xa vời với rất nhiều DN. Trong vấn đề lãi suất, DN và NH vẫn chưa có tiếng nói chung. NH thì kêu ứ vốn, đẩy chương trình vay ưu đãi nhưng DN thì kêu không tiếp cận nổi. Hiện lãi suất huy động kỳ hạn dài lại đang có dấu hiệu "nhích" lên, cũng có nghĩa là việc giảm lãi vay càng khó, càng xa vời. Đây là lúc cần phải có những giải pháp mạnh tay để "nắn" vốn vào sản xuất, để đảm bảo DN tiếp cận được với lãi suất hợp lý.

Còn nhớ cách đây không lâu tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy thành phố này đã phải "dọa": Nếu NH nào cố tình o ép DN, cho vay với lãi suất cao thì tại cuộc họp HĐND thành phố ông sẽ nêu tên để người dân không gửi tiền nữa. Hơn nửa tháng sau, 60% chi nhánh NH thương mại cổ phần tại Đà Nẵng đã thực hiện giảm lãi suất và việc này vẫn đang tiếp tục được thực hiện. Những giải pháp quyết liệt như thế này cũng nên nhân rộng để vốn có thể tới tay DN.

Cũng còn có ý kiến lo ngại lạm phát có thể quay trở lại nếu tiếp tục đưa ra các gói hỗ trợ DN. Nhưng thực tế cho thấy, khả năng này là không lớn trong khi hiệu quả mang lại từ những giải pháp trên lại không hề nhỏ. Vấn đề tăng trưởng, xuất khẩu, giảm tồn kho, giải quyết việc làm... cũng đang chờ hiệu ứng dây chuyền từ sự phục hồi sức khỏe của các DN nhờ các gói hỗ trợ này.

Nguyên Khanh

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Tài sản nhà nước thất thoát nặng nề tại Cty Cao su Kon Tum (02/10/2012)

>   Cảnh báo rủi ro trong xuất nhập khẩu (02/10/2012)

>   Thu hút FDI Nhật: Thời điểm mới, cơ hội không mới (02/10/2012)

>   Doanh nghiệp cần thêm giải pháp hỗ trợ (02/10/2012)

>   Giảm thuế 'cứu' than và chuyện dè xẻn tài nguyên (02/10/2012)

>   Cay đắng xi măng: Tập đoàn đổ nợ cho Chính phủ (02/10/2012)

>   Ngân hàng “dễ dãi” với thủy điện (01/10/2012)

>   Năm nay có thể nhập siêu 1-1,5 tỷ đô la (01/10/2012)

>   Giá điện chưa tăng trong tháng 10 (01/10/2012)

>   VTV phản đối VNPT, Viettel, FPT cung cấp truyền hình cáp (01/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật