Thứ Hai, 01/10/2012 18:58

VTV phản đối VNPT, Viettel, FPT cung cấp truyền hình cáp

Đài truyền hình Việt Nam (VTV) và Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam đã đề nghị các cơ quan chức năng không cấp giấy phép cho những đơn vị mới tham gia thị trường truyền hình cáp, cụ thể là VNPT, Viettel, FPT.

Lý do mà VTV và Hiệp hội Truyền hình trả tiền đưa ra đề nghị này là các doanh nghiệp trên đầu tư ngoài ngành, thị trường đã có nhiều nhà cung cấp dịch vụ nên nếu cấp phép thêm sẽ gây lãng phí…

Động thái này cho thấy những đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền nói chung và dịch vụ truyền hình cáp nói riêng đang rất lo ngại khi có những đối thủ mới muốn gia nhập thị trường truyền hình trả tiền.

Ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết dưới góc độ hạ tầng viễn thông thì việc VNPT, Viettel, FPT xin cung cấp dịch vụ truyền hình cáp không phải là đầu tư ngoài ngành. Bởi trên hạ tầng mạng đã có sẵn, các doanh nghiệp cung cấp càng nhiều dịch vụ càng tốt. Song việc có cấp phép cho ba doanh nghiệp này cung cấp dịch vụ truyền hình cáp hay không còn chờ ý kiến của Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Theo phán đoán của một chuyên gia (đề nghị giấu tên), nhiều khả năng ba doanh nghiệp trên sẽ được cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp bởi họ đã có hạ tầng mạng cáp (dùng để cung cấp dịch vụ internet và dịch vụ truyền hình qua giao thức internet - IPTV) nên việc tận dụng để cung cấp thêm dịch vụ truyền hình cáp sẽ rất thuận lợi và cũng không phải đầu tư thêm nhiều.

Ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử từ chối trả lời về việc cấp phép cho ba doanh nghiệp trên cung cấp dịch vụ truyền hình cáp. Ông cho biết việc này cục còn đang xin ý kiến của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông.

Đề nghị không cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp

Tại Công văn số 1474/THVN-VP gửi các cơ quan chức năng, VTV cho rằng việc VNPT, Viettel, FPT dự kiến đầu tư vào thị trường truyền hình cáp là chưa phù hợp vì Nhà nước đang có chủ trương không để các tập đoàn kinh tế Nhà nước đầu tư ngoài ngành. Bên cạnh đó, các đơn vị này không có thế mạnh về sản xuất nội dung truyền hình - một yếu tố quyết định sự thành bại của dịch vụ truyền hình trả tiền. Điều này dễ gây ra lãng phí nguồn lực, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh, đặc biệt là việc cạnh tranh bản quyền các giải thể thao, chương trình truyền hình nước ngoài.

Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam cũng có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông không cấp phép triển khai thêm mạng cáp truyền hình cho các đơn vị mới, bởi việc đầu tư thêm một mạng cáp truyền hình sẽ rất tốn kém (hàng nghìn tỉ đồng), hiệu quả sử dụng thấp, khả năng thu hồi vốn chậm, hiện tượng chồng chéo mạng sẽ gây mất mỹ quan đô thị…

Các doanh nghiệp truyền hình cáp còn cho rằng, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền sẽ cạnh tranh giành giật bản quyền các chương trình giải trí thể thao, chương trình truyền hình từ nước ngoài, dẫn đến phí bản quyền truyền hình sẽ tăng cao, chảy máu ngoại tệ, gây thiệt hại cho Nhà nước...


Vân Oanh

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp Nhật Bản (01/10/2012)

>   Sản xuất-xuất khẩu: Nhiều trở ngại trên chặng về đích (01/10/2012)

>   Tiêu dùng suy giảm, tổng mức bán lẻ dự kiến vẫn tăng 18-19% (01/10/2012)

>   2012: Kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 113 tỷ USD (01/10/2012)

>   Manh nha hướng quản tập đoàn giao thông (01/10/2012)

>   Cục trưởng Hàng Hải VN: “Vinalines, Vinashin không tốt thì chẳng làm được gì” (01/10/2012)

>   HSBC: Chỉ số PMI ngành sản xuất tháng 9 tăng nhẹ trở lại (01/10/2012)

>   Chủ nợ thành “con tin”! (01/10/2012)

>   Bán gạo mua Iphone, nỗi niềm công nghệ cao (01/10/2012)

>   Đảm bảo an ninh thương mại (01/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật