Thứ Hai, 22/10/2012 08:59

Bộ vẫn tiếp tục 'quản' doanh nghiệp?

Việc tách vai trò quản lý nhà nước khỏi vai trò chủ quản và điều hành kinh doanh tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) dường như đang đi vào “lối cũ”. Trong khi đó, tiến trình đổi mới DNNN mà trọng tâm là cổ phần hóa (CPH) vốn ‘tạm dừng” trong mấy năm qua chưa có những chuyển động mới nào đáng kể.

Mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã có kiến nghị Chính phủ về việc trực tiếp quản lý 20 tập đoàn và tổng công ty. Nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, thì ngoài cái tên lớn nhất là Vinashin thì các DN lớn như Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam... sẽ được chuyển về bộ quản lý. Các các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại các DN này sẽ được bộ này tiếp nhận và vận hành. Động thái này được cho là cần thiết để tăng cường vai trò, trách nhiệm của bộ quản lý ngành đối với DN.

Trước đó, quyết định giải tán hai tập đoàn thí điểm trong ngành xây dựng là Sông Đà và HUD đã tách 6 Tổng công ty 90 thuộc Tập đoàn Sông Đà và 5 Tổng công ty 90 khác thuộc tập đoàn HUD khỏi mô hình công ty con của hai tập đoàn kinh tế này và đưa về các bộ quản lý.

Các DN được giao về Bộ Xây dựng quản lý và tổ chức lại gồm có: Tổng công ty Lắp máy Việt Nam; Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng; Tổng công ty Cơ khí xây dựng; Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng; Tổng công ty Xây dựng Hà Nội; Tổng công ty Thủy tinh và gốm xây dựng; Tổng công ty Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam, Tổng công ty HUD và tổng công ty Sông Đà. Phần vốn nhà nước tại Tổng công ty sông Hồng và Tổng công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng sau khi cổ phần hóa trực thuộc các tập đoàn nay cũng về bộ quản lý.

Như vậy, sau nhiều thử ngiệm, tìm kiếm mô hình, việc quản lý vốn nhà nước trong các DNNN nhất là ở các Tổng công ty và tập đoàn đang quay về các bộ. Đây chính là mô hình bộ chủ quản DN đã có từ lâu và được cho là phải thay đổi trong quá trình đổi mới DNNN. Tuy nhiên, với diễn biến trên đây đã làm nảy sinh lo ngại về sự quay lại của mô hình cũ trong khi những bất cập của nó đã được chỉ ra nhưng chưa khắc phục được là bao.

Thực tế, trong giai đoạn trước đây, khi tiến trình đổi mới DNNN mà trọng tâm là CPH được đẩy mạnh, việc tách quản lý nhà nước và quan lý DN, gỡ dần vai trò bộ chủ quan DN đã bắt đầu được thực thi thông qua mô hình rất mới là SCIC. Tuy nhiên, sau những bước tiến đầu tiên đó thì tiến trình này dường như đã "dẫm châm tại chỗ" khi việc bộ chủ quản DN vẫn đang tiếp tục được đề xuất và áp dụng.

Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc đến quá trình đổi mới và cổ phần hóa DNNN dường như đang 'tạm dừng" trong thời gian qua sau khi có nghị định số 25/2010/NĐ-CP cho chuyển đổi DNNN chưa CPH sang mô hình công ty TNHH một thành viên. Với quyết định này, chúng ta đã đáp ứng về mặt thời hạn và các kết về chuyển đổi DNNN.

Tuy nhiên, về thực chất, các DN này vẫn chưa có một sự đổi mới đáng kể. Vì thế, cùng với quyết định này, Chính phủ vẫn yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh quá trình đổi mới và cổ phần hóa DNNN. Tuy nhiên, trong mấy năm qua, công việc này rất ít có chuyển động khiến cho không ít chuyên gia đã lo ngại về một "điểm tạm dừng" trong đổi mới và cổ phần hóa DNNN. Bên cạnh đó, với thực tế khó khăn của Vinashin, Vinalines cũng như việc giải tán hai tập đoàn xây dựng mới đây đã cho thấy những lúng túng và hạn chế trong việc tìm kiếm những mô hình quản lý, hoạt động mới và hiệu quả cho các DNNN lớn.

Trong chương trình tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu kinh tế nhà nước mà cụ thể là các DNNN là một trong nội dung chính cùng với tái cấu trúc ngân hàng - tài chính, tái cấu trúc đầu tư công. Chính vì thế, việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới mạnh mẽ DNNN luôn là một đòi hỏi quan trọng vì mục tiêu chung và dài hạn cho cả nền kinh tế. Trong báo cáo mới nhất của Ủy ban kinh tế Quốc hội về kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục nhấn mạnh rằng đây là thời điểm cần làm rõ vai trò và chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước tại cácDNNN theo nguyên tắc thị trường, theo đó quản lý nhà nước là thuộc chức năng công quyền, còn quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với DN thuộc chức năng kinh doanh, là thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tại DN.

Theo đó, nhiều chuyên gia kinh tế tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu trong việc tìm kiếm một mô hình quản lý hiệu quả cho DNNN là tiếp tục đẩy mạnh tiến trình đổi mới và cổ phần hóa DNNN, tách hẳn vai trò quản lý nhà nước ra khỏi vai trò chủ quản DN, điều hành kinh doanh... Với quan điểm này, các chuyên gia có lý do khi bày tỏ sự lo ngại khi tiếp tục mô hình "bộ chủ quản" DN và cho rằng cần sớm có một mô hình chuyên nghiệp về quản lý vốn và tài sản nhà nước tại các DN. Cụ thể, trên cơ sở những bước đã thực hiện, tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu hình thành cơ quan nhà nước thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với DNNN.

Điều này không chỉ có ý nghĩa cho phương án quản lý và tái cơ cấu cấu các DNNN nhất là tập đoàn và tổng công ty hiện nay mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với tái cơ cấu nền kinh tế khi vai trò và vị trí của các DNNN tiếp tục được khẳng định nhưng hiệu quả lại chưa được như mong đợi. Đây không hẳn là một yêu cầu mới mà là đã được đặt ra từ lâu. Tuy nhiên, để tạo ra một bước chuyển biến mới rất cần những thay đổi mạnh mẽ về tư duy quản lý DN, thực thi các kế hoạch tái cấu trúc đã đề ta một cách đồng bộ và quyết liệt.

Lê Khắc

Diễn đàn kinh tế VN

Các tin tức khác

>   Hơn 1,2 tỉ USD vốn đầu tư ra nước ngoài (22/10/2012)

>   Burger King chính thức đến VN (22/10/2012)

>   Nhiều quỹ đầu tư ngoại “thoát hiểm” (22/10/2012)

>   Bi kịch đường và muối: Sắp hết thời tự sướng (22/10/2012)

>   Cục bộ (21/10/2012)

>   Lợi ích người dân phải cao hơn lợi ích nhóm (21/10/2012)

>   “Nhún mình” đến với bình dân (21/10/2012)

>   Tập đoàn đa quốc gia rời bỏ Việt Nam? (21/10/2012)

>   Quí 3: Tình hình doanh nghiệp thêm xấu (20/10/2012)

>   Tìm lối ra cho Vinashin (20/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật