Thứ Sáu, 28/09/2012 18:54

Xuất khẩu "nghẽn" vì tăng chi phí đầu vào

Lãi suất ngân hàng, thuế và các chi phí về thể chế tăng khiến doanh nghiệp mất sức cạnh tranh, mất cơ hội thị trường.

Tăng trưởng xuất khẩu chậm dần

Nhận định về triển vọng kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm 2012, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, đang có sự phục hồi tốc độ tăng trưởng, nhưng rất chậm, các loại thị trường đều chưa thể khởi sắc. Từ nay đến cuối năm 2012, cơ bản Chính phủ vẫn điều hành kinh tế vĩ mô như tinh thần Nghị quyết 13, chưa có sự đột biến về chính sách.

Riêng về xuất khẩu, ông Phong cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2012 gần 147 tỉ USD, trong đó xuất khẩu đạt 73,35 tỉ, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2011. Mức tăng trưởng này đang dựa chủ yếu vào khối doanh nghiệp nước ngoài (FDI) với hơn 60% tổng kim ngạch, trong đó khối FDI xuất 45,6 tỉ USD, tăng 34,1% so cùng kỳ 2011.

Xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước tăng trưởng chậm dần. Tháng 8, xuất khẩu giảm 8,5% so với tháng trước, kéo mức của cả 8 tháng giảm 1,9%.

Trong bối cảnh khó khăn chung này, ngành dệt may phải cân nhắc hạ chỉ tiêu xuất khẩu cả năm. Cụ thể, chỉ tiêu đề ra năm 2012 khoảng 19 – 19,5 tỉ USD (tăng 10% so với 2011) nhưng đến hết tháng 8 tổng giá trị xuất khẩu ngành dệt may chỉ đạt 9,72 tỉ USD, tăng hơn 7%. Nếu vẫn duy trì ở mức này, cả năm chỉ có thể đạt xấp xỉ 16 tỉ USD.

Theo ghi nhận của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), những thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật... đều bị ảnh hưởng do sụt giảm nhu cầu tiêu dùng. Các nước cung cấp hàng dệt may lớn trên thế giới cũng đang đối phó với khó khăn trong nước, và chủ động hạ giá hàng xuất khẩu 5 – 7% để cạnh tranh.

Ông Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Vitas dự báo, quý 3 này số lượng và đơn hàng xuất khẩu vào châu Âu và Mỹ tiếp tục giảm thêm 5% so với quý 2, tình trạng doanh nghiệp nhỏ thiếu đơn hàng, làm ăn không có lãi, phải thu hẹp quy mô, tạm ngưng hoạt động… sẽ tiếp tục tăng lên.

Còn ông Ngô Trung Kiên, Chủ tịch công ty may Sài Gòn 2: Khó khăn kéo dài, doanh nghiệp nếu xoay trở giỏi chỉ có thể giữ được khách hàng chứ rất khó giữ được lợi nhuận và tăng trưởng.

"Nghẽn" vì chi phí đầu vào tăng

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 8 tháng đạt trên 4 tỉ USD, tăng 6,4% nhờ tăng ở các thị trường Mỹ, Nhật, Trung Quốc... Nhưng những khó khăn từ khối châu Âu tác động rất lớn khiến quý 1/2012 đã giảm 7,9% so với cùng kỳ, quý 2 giảm 15,5%, dự kiến sự giảm sút còn kéo dài đến hết năm.

Dự báo xuất khẩu thuỷ sản vẫn trong xu thế khó khăn, bởi chi phí đầu vào đang tăng khá mạnh, mức giá giảm có thể kéo dài sang năm sau. Tình trạng thiếu vốn cho sản xuất và chế biến xuất khẩu dự báo tác động rất lớn đến giá nguyên liệu trong nước, đặc biệt là giá tôm và cá tra sụt giảm rõ rệt trong quý 2 với mức giảm khoảng 40% và 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Nguyễn Minh Phong cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam bị nút thắt xuất khẩu là do chi phí đầu vào quá lớn, gồm chi phí lãi suất vay ngân hàng, chi phí về thuế và các chi phí về thể chế. Điều này khiến doanh nghiệp mất sức cạnh tranh, mất cơ hội thị trường.

Đồng quan điểm này và khẳng định các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay đang rất khó khăn, ông Phí Ngọc Trịnh, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần May Hồ Gươm, dẫn chứng từ ngành may rằng, ngành đang gặp khó về đơn hàng, lao động, gia tăng chi phí về điện, xăng dầu…

Vì vậy, “các ưu đãi về thuế là điều rất tốt giúp doanh nghiệp xuất khẩu vượt qua khủng hoảng, chẳng hạn thuế thuê đất, thuế giá trị gia tăng”- ông Trịnh nhấn mạnh.

Hơn nữa, với các doanh nghiệp xuất khẩu có sử dụng nhiều lao động, ông Trịnh cho rằng, lo nhất là khi tăng lương tối thiểu. Mặc dù tăng lương là chủ trương đúng, cần thiết, nhưng trong bối cảnh đang khó khăn hiện nay, tăng lương sẽ đi liền với tăng bảo hiểm xã hội, tăng gánh nặng cho doanh nghiệp.

Ông Trịnh đề xuất, ngành bảo hiểm xã hội cũng nên gia hạn nộp tiền BHXH cho doanh nghiệp từ 6-12 tháng, cứ phải nộp hằng tháng như hiện nay khiến doanh nghiệp rất khó khăn./.

VOV

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu 2013: Áp lực cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn (28/09/2012)

>   Đồng tiền đánh cắp lòng tin (28/09/2012)

>   Doanh nghiệp dính bẫy tin đồn: Thiệt đơn, hại kép (28/09/2012)

>   “6.100 doanh nghiệp trở lại sản xuất nhờ chính sách thuế” (28/09/2012)

>   42% doanh nghiệp “nội” không cần vốn ngân hàng (28/09/2012)

>   Tăng giá than 40%: Thêm áp lực tăng giá điện (28/09/2012)

>   Bộ trực tiếp quản lý tập đoàn: “Luật không cho phép” (28/09/2012)

>   Thuế, phí bức tử ngành ô tô (27/09/2012)

>   Đầu tư của Việt kiều: Khó vì thủ tục hành chính (27/09/2012)

>   Thị trường mía đường: "Mật to" chạy theo mật mía (27/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật