Thứ Sáu, 28/09/2012 06:26

Bộ trực tiếp quản lý tập đoàn: “Luật không cho phép”

Theo quy định của pháp luật thì các tập đoàn hay tổng công ty đều phải có nhiều chủ thể quản lý và chịu trách nhiệm nhất định.

Khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Chính phủ Vũ Đức Đam trước câu hỏi của VnEconomy về quan điểm của Chính phủ trước kiến nghị của Bộ Xây dựng muốn quản lý trực tiếp 2 tập đoàn là Tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị (HUD) và Tập đoàn Công nghiệp xây dựng (Song Da Holdings).

Theo Bộ trưởng Đam, hiện Chính phủ đang quyết tâm thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trong đó trọng tâm là tổng kết việc thí điểm mô hình các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty 90, 91.

Sau khi tổng kết mô hình thí điểm tập đoàn, Chính phủ sẽ chỉ đạo tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty, trong đó sẽ làm từ trên xuống và sẽ theo hướng là duy trì một lượng ít các tập đoàn nắm các lĩnh vực rất then chốt của nền kinh tế, cơ cấu lại các tổng công ty theo hướng chỉ tập trung vào các ngành nghề chính, điều chỉnh quy mô cho phù hợp trước hết là với thị trường, với năng lực quản trị, kinh doanh của chính mình, phù hợp với khả năng tài chính.

Trên tinh thần như vậy, Chính phủ sẽ tăng cường quản lý nhà nước, vai trò đại diện chủ sở hữu bằng một nghị định quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể nhà nước, đề cao trách nhiệm, quyền hạn cụ thể của Thủ tướng, của bộ quản lý chuyên ngành cũng như của hội đồng quản trị. Dự kiến, nghị định này sẽ được ban hành trong tuần tới.

Bộ trưởng Vũ Đức Đam giải thích thêm “nếu đề cập theo hướng rằng, tập đoàn hay tổng công ty nào đó đặt dưới sự quản lý trực tiếp của bộ thì có thể hiểu đó là cách nói nôm na, còn thực chất nó không đúng với quy định của pháp luật”.

Bởi lẽ, theo ông, đối với một tập đoàn kinh tế hay khi không còn là mô hình tập đoàn nữa thì về cơ bản vẫn phải hoạt động theo pháp luật và các chủ thể trong trường hợp này, từ Chính phủ đến Thủ tướng, bộ trưởng bộ chuyên ngành, hay UBND các địa phương, hội đồng quản trị…thì đều có những chức năng, trách nhiệm gắn với quyền hạn nhất định và rất rõ ràng. Về cơ bản, mỗi một việc một phải có từng người, từng tổ chức một chịu trách nhiệm cụ thể.

Trước đó, với lý do là nảy sinh nhiều bất cập, chồng chép trong quản lý, giám sát mô hình tập đoàn do Thủ tướng thành lập, Bộ Xây dựng đã đề nghị không đưa Tập đoàn Sông Đà, Tập đoàn HUD và Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam vào danh sách các tập đoàn, tổng công ty cần thiết do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện một số quyền của chủ sở hữu. Thay vào đó, Bộ này kiến nghị Chính phủ phân công cho Bộ Xây dựng quản lý ngành trực tiếp thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các tập đoàn, tổng công ty này.

Song Hà

tbktvn

Các tin tức khác

>   Thuế, phí bức tử ngành ô tô (27/09/2012)

>   Đầu tư của Việt kiều: Khó vì thủ tục hành chính (27/09/2012)

>   Thị trường mía đường: "Mật to" chạy theo mật mía (27/09/2012)

>   Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay (27/09/2012)

>   Doanh nghiệp nào thống lĩnh thị trường viễn thông quan trọng? (27/09/2012)

>   Dệt may nhỏ: 'Chết' gần hết (27/09/2012)

>   Sản xuất công nghiệp tăng 4,8%, tồn kho vẫn cao (27/09/2012)

>   Đầu tư bệnh viện: "Bắt mạch" nội ngoại (27/09/2012)

>   Vitas kiến nghị gỡ khó cho ngành dệt may (26/09/2012)

>   Bao bì đóng gói sẵn không chịu thuế môi trường (26/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật