Thứ Tư, 26/09/2012 23:14

Vitas kiến nghị gỡ khó cho ngành dệt may

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính xem xét tiếp tục cho phép các doanh nghiệp được hưởng ân hạn thuế 275 ngày cho thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp dệt may.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online hôm 26-9, Phó Chủ tịch Vitas Phạm Xuân Hồng cho biết, việc Tổng cục Hải quan đã có đề xuất bổ sung điều kiện được ân hạn thuế là các doanh nghiệp khi nhập khẩu nguyên phụ liệu phải nộp ngay thuế nhập khẩu sẽ làm cho doanh nghiệp dệt may trong nước “kiệt sức” hơn.

“Quy định mà Tổng cục Hải quan đưa ra trong bối cảnh này là không phù hợp. Bởi thời gian qua, Nhà nước đã có đưa ra nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, với quy định này doanh nghiệp không những gặp khó, mà việc tăng tỷ lệ xuất khẩu FOB cũng khó thực hiện được”, ông Hồng nói.

Khi nhập khẩu nguyên phụ liệu về Việt Nam, doanh nghiệp không đủ tiền để đóng thuế. Tổng cục Hải quan quy định để được ân hạn thuế, doanh nghiệp phải được bảo lãnh của ngân hàng càng làm cho doanh nghiệp khó khăn hơn. Vì để được ngân hàng bảo lãnh, doanh nghiệp phải đặt cọc tiền tại ngân hàng và phải chịu phí bão lãnh. Theo ước tính của Vitas, khoản phí để bảo lãnh cho toàn ngành dệt may sẽ lên tới 700-800 triệu đô la Mỹ/năm tính trên doanh số xuất khẩu khoảng 16 tỉ đô la Mỹ/năm.

“Nếu Nhà nước không gỡ bỏ quy định này, nhiều doanh nghiệp có khả năng quay trả lại làm gia công”, ông Hồng nói.

Thời gian qua, để nâng giá trị gia tăng cho mặt hàng dệt may xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp đã tự chủ chọn mua nguyên vật liệu với giá hợp lý, tiết kiệm chi phí để thực hiện những đơn hàng FOB (Free on Board: doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào các khâu từ nhập nguyên liệu, thiết kế mẫu đến tiêu thụ thành phẩm). Nhưng với quy định này, để tránh nộp thuế, các doanh nghiệp sẽ chuyển sang nhận nguyên phụ liệu từ các công ty nước ngoài về may gia công. Điều này sẽ gây thiệt hại cho ngành xuất khẩu dệt may của Việt Nam, bở giá trị gia tăng từ các đơn hàng này khá thấp.

Nhằm tháo gỡ phần nào khó khăn cho doanh nghiệp, trước đó Vitas đã trình Chính phủ cho phép ngành dệt may được miễn giảm hẳn thuế giá trị gia tăng trong vòng từ 3 - 6 tháng, đồng thời, tăng tỷ lệ được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của doanh nghiệp xuất khẩu từ 10% hiện tại lên 15% nhằm kích cầu tiêu thụ sản phẩm cả xuất khẩu lẫn nội địa.

“Các cơ quan chức năng đang xem xét những kiến nghị này, hy vọng những đề xuất của doanh nghiệp dệt may sẽ sớm được thông qua”, ông Hồng nói.

Sơn Nghĩa

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Bao bì đóng gói sẵn không chịu thuế môi trường (26/09/2012)

>   Tập đoàn: Ai ở, ai đi? (26/09/2012)

>   Thủ tướng chỉ thị tăng cường quản lý, điều hành, bình ổn giá cuối năm (26/09/2012)

>   Nuôi cá tra ở ĐBSCL: Người nuôi “lỗ”, nhà xuất khẩu “khổ” (26/09/2012)

>   Ký hợp đồng dịch vụ truyền tải điện cho năm 2012 (26/09/2012)

>   Tổ máy cuối cùng của Thủy điện Sơn La hòa lưới quốc gia (26/09/2012)

>   Bộ Xây dựng muốn trực tiếp quản lý hai tập đoàn (26/09/2012)

>   Cá tra Việt Nam tiếp tục được ưa chuộng tại Mỹ (26/09/2012)

>   Có phải VNPT, Viettel, FPT đầu tư ngoài ngành? (26/09/2012)

>   Phu Cuong Jostoco: 8 tháng đầu năm xuất khẩu 352 tấn tôm (26/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật