Thứ Ba, 11/09/2012 21:39

Khủng hoảng việc làm tiếp tục "hoành hành" tại EU

Ủy ban châu Âu (EC) cho biết sẽ nghiên cứu kỹ hơn về chính sách việc làm, cũng như chính sách xã hội và giáo dục của các nước thành viên, để tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng việc làm đang "hoành hành" tại Liên minh châu Âu (EU).

Phát biểu tại một hội nghị về việc làm được tổ chức ở Brussels (Bỉ), Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso khẳng định EU cần phối hợp tốt hơn trong chính sách việc làm và chính sách xã hội.

Tuyên bố của ông Barroso được đưa ra sau khi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hạ dự đoán nhịp độ tăng trưởng kinh tế của hầu hết các nước Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Theo Tổng Thư ký OECD Angel Gurria, tình trạng suy thoái kinh tế đang lan tràn khắp Eurozone và để EU đạt được mục tiêu 75% người dân có việc làm vào năm 2020, khối này cần phải tạo thêm 17 triệu việc làm mới.

Ông Gurria còn đề cập tới một “thế hệ có khả năng bị thua thiệt” gồm 7,8 triệu thanh niên, những người không có việc làm hoặc không được đào tạo nghề nghiệp. Ông nói thêm rằng các nhà hoạch định chính sách đang phải đối mặt với một hiện tượng mới là “tình trạng thất nghiệp mang tính cơ cấu trong thời gian dài.”

Đại diện cấp cao của EU phụ trách vấn đề việc làm Laszlo Andor gọi đây là một “cuộc khủng hoảng việc làm.”

Thị trường việc làm càng ảm đạm hơn tại các nước đang ngập trong nợ nần và buộc phải cắt giảm chi tiêu. Điển hình, Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha có tỷ lệ thất nghiệp ở mức khá cao, tương ứng là 22,4%, 14,9% và 15,7%.

Theo số liệu mới công bố của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tây Ban Nha - quốc gia đang cân nhắc việc đề nghị cứu trợ - có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thế giới, khi lên tới 24,5%. Trong số những người dưới 25 tuổi, tỷ lệ thất nghiệp này còn cao hơn.

Trong độ tuổi này, tại Ireland và Bồ Đào Nha, cứ 5 người thì hơn 1 người không có việc làm, trong khi 53% thanh niên Tây Ban Nha và 55% thanh niên Hy Lạp không có việc làm.

Để giải quyết vấn đề này, Horst Reichenbach, người chịu trách nhiệm giám sát chương trình cải cách của Hy Lạp, cho rằng cần có một chính sách công thật sự “sáng tạo”./.

Thái Vân

vietnam+

Các tin tức khác

>   Mỹ có thể tạo ra bong bóng tài sản ở châu Á (11/09/2012)

>   Tia hy vọng trước giờ G cho Quỹ giải cứu và Hiệp ước tài chính châu Âu (11/09/2012)

>   “Khủng hoảng nợ châu Âu còn lâu mới kết thúc” (11/09/2012)

>   Tây Ban Nha không muốn nhận gói giải cứu? (11/09/2012)

>   Trung Quốc cảm, thế giới sổ mũi (11/09/2012)

>   Nền kinh tế của Italy tiếp tục suy thoái sâu sắc (11/09/2012)

>   Sắp có vụ thâu tóm bất động sản lớn nhất Đông Nam Á (11/09/2012)

>   Ngân hàng lâu đời nhất thế giới thua lỗ 1,6 tỉ euro (10/09/2012)

>   Tỷ phú Soros khuyên Đức rời EU (10/09/2012)

>   ADB: QE3 có thể gây ra bong bóng tài sản tại châu Á (10/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật