Thứ Ba, 11/09/2012 18:30

Tia hy vọng trước giờ G cho Quỹ giải cứu và Hiệp ước tài chính châu Âu

Tòa án Hiến pháp Đức (GCC) cho biết sẽ không trì hoãn phán quyết quan trọng về Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) và hiệp ước tài chính khu vực bất chấp những khó khăn nảy sinh vào cuối tuần qua.

* Tây Ban Nha không muốn nhận gói giải cứu?

* Tuần quyết định với Fed và vận mệnh châu Âu

Nếu GCC ủng hộ đề xuất về việc bác bỏ ESM và hiệp ước tài chính, thiệt hại đối với các thị trường tiền tệ và trái phiếu là rất lớn và khiến bất ổn tại 17 quốc gia Eurozone trầm trọng hơn
Nếu GCC ủng hộ đề xuất bác bỏ ESM và hiệp ước tài chính, thiệt hại đối với các thị trường tiền tệ và trái phiếu là rất lớn và khiến bất ổn tại 17 quốc gia Eurozone trầm trọng hơn

Theo đó, GCC cho biết sẽ đưa ra quyết định về tính hợp pháp của ESM và hiệp ước tài chính châu Âu từng bị các thẩm phán Đức trì hoãn thực hiện trong nhiều tháng qua.

Trong một thông báo vắn tắt, GCC cho biết sẽ công bố quyết định như dự kiến vào lúc 10h sáng (giờ địa phương) ngày thứ Tư (12/09). Điều này đồng nghĩa với việc thách thức vào phút cuối từ nghị sỹ Peter Gauweiler sẽ không khiến GCC trì hoãn công bố quyết định thêm nữa.

Được biết, vào Chủ nhật vừa qua, ông Gauweiler đã phàn nàn về kế hoạch của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) liên quan đến việc mua trái phiếu của các quốc gia Eurozone bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng nhằm hạ thấp chi phí vay mượn.

Theo ông Gauweiler, Đức không nên phê chuẩn ESM cho đến khi ECB rút lại kế hoạch trên. Ông cho rằng kế hoạch này đe dọa đến ngân sách Đức, do đó GCC nên trì hoãn quyết định của mình về ESM.

Các chuyên gia pháp lý của Đức kỳ vọng GCC sẽ phê chuẩn gói giải cứu vĩnh viễn mới và thỏa thuận ngân sách với việc áp đặt các điều kiện nghiêm ngặt nhằm hạn chế sự linh hoạt của Đức đối với các quỹ giải cứu.

Nếu GCC ủng hộ đề xuất về việc bác bỏ ESM và hiệp ước tài chính, thiệt hại đối với các thị trường tiền tệ và trái phiếu là rất lớn và khiến bất ổn tại 17 quốc gia Eurozone trầm trọng hơn với việc làm dấy lên nghi ngờ về khả năng giải cứu các quốc gia đang ngập đầu trong nợ nần của khu vực.

ESM là quỹ cứu trợ vĩnh viễn của Eurozone và sẽ thay thế quỹ cứu trợ tạm thời mang tên Cơ chế Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) hết hiệu lực từ tháng 7 vừa qua. Với quy mô 500 tỷ EUR, ESM là nền tảng cho “bức tường lửa” tài chính khu vực trị giá 700 tỷ EUR (896 tỷ USD) nhằm ngăn chặn khủng hoảng nợ lan rộng trong Eurozone. ESM đã không thể đi vào hoạt động ngay sau khi EFSF hết hiệu lực đúng như dự kiến ban đầu do chưa nhận được sự chấp thuận của Đức – quốc gia đóng góp nguồn lực tài chính nhiều nhất cho quỹ này.


Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   “Khủng hoảng nợ châu Âu còn lâu mới kết thúc” (11/09/2012)

>   Tây Ban Nha không muốn nhận gói giải cứu? (11/09/2012)

>   Trung Quốc cảm, thế giới sổ mũi (11/09/2012)

>   Nền kinh tế của Italy tiếp tục suy thoái sâu sắc (11/09/2012)

>   Sắp có vụ thâu tóm bất động sản lớn nhất Đông Nam Á (11/09/2012)

>   Ngân hàng lâu đời nhất thế giới thua lỗ 1,6 tỉ euro (10/09/2012)

>   Tỷ phú Soros khuyên Đức rời EU (10/09/2012)

>   ADB: QE3 có thể gây ra bong bóng tài sản tại châu Á (10/09/2012)

>   Thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật giảm hơn 40% (10/09/2012)

>   Đến lượt Hàn Quốc tung tiền cứu tăng trưởng (10/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật